Nghề làm lồng chim mang lại thu nhập ổn định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với nghề làm lồng chim, anh Nguyễn Ngọc Thân (tổ 4) và anh Trần Nhất Hùng (tổ 1, phường Ngô Mây, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) có thu nhập ổn định và đáp ứng nhu cầu của giới chơi chim cảnh trên địa bàn.

Từ nhỏ, anh Nguyễn Ngọc Thân đã rất thích nuôi chim cảnh và thường trao đổi những chú chim đẹp, hót hay với bạn bè. Mỗi khi sở hữu chú chim quý, anh kiên nhẫn đẽo gọt từng thanh tre, vót từng chiếc nan làm chiếc lồng đẹp mắt. “Năm 2020, nhu cầu mua lồng chim tăng cao, tôi đầu tư hơn 10 triệu đồng mua một số thiết bị như: máy cắt, khoan, lọng chỉ, đánh bóng để sản xuất lồng chim chào mào. Tôi cũng thường xuyên cập nhật thông tin, quy trình, kỹ thuật làm lồng chim trên kênh YouTube, Facebook để tạo ra sản phẩm tinh xảo, bắt mắt”-anh Thân tâm sự.

Theo anh Thân, hiện nay, thị trường ưa chuộng lồng chim làm từ tre nứa. Lồng chim được chia thành 2 loại: lồng thường và lồng kỹ. Lồng thường có giá dao động từ 100 ngàn đồng đến 3,5 triệu đồng/chiếc, còn lồng kỹ là 4-10 triệu đồng/chiếc, thậm chí có chiếc lên đến vài chục triệu đồng. Thời gian tạo ra chiếc lồng có độ tinh xảo cao mất khoảng 10 ngày. Đầu tiên, chọn những thanh tre thẳng đẹp đã được luộc qua nước muối, sấy khô nhằm ngăn ngừa mối mọt, tạo độ bền chắc cho lồng chim. Tùy theo kích thước lồng mà cắt gọt, xẻ thanh tre phù hợp. Kế đến là khoan từng chiếc lỗ ở xung quanh khung lồng, sao cho tương đồng để khi xỏ nan không bị vẹo làm lồng méo mó, mất thẩm mỹ. Sau khi hoàn thành các công đoạn, lồng chim được chà nhám, đánh bóng và phun sơn PU để tăng độ bóng đẹp.

“Trong tất cả công đoạn thì khâu mài vót những thanh tre là khó và mất nhiều thời gian nhất. Vì chỉ cần quá tay là làm các đường vân lượn sóng, không thẳng. Khi ráp khung tre lại các đường chỉ bị đứt quãng, không đẹp. Sản phẩm mà các đường chỉ ở 4 cạnh khung ăn khớp với nhau càng cao thì càng có giá trị”-anh Thân chia sẻ kinh nghiệm.

Anh Nguyễn Ngọc Thân (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) mua sắm máy móc phục vụ sản xuất lồng chim. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Nguyễn Ngọc Thân (tổ 4, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) mua sắm máy móc phục vụ sản xuất lồng chim. Ảnh: Ngọc Minh

Để nâng cao tay nghề, anh thường xuyên tìm tòi, học hỏi. Đồng thời, anh dành thời gian tham gia các buổi giao lưu thi chim hót, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm của anh Thân được nhiều người chơi chim cảnh biết đến, sản xuất đến đâu bán hết tới đó. “Nghề làm lồng chim mang lại thu nhập cho gia đình 120-150 triệu đồng/năm”-anh Thân phấn khởi nói.

Được người cậu ruột hướng dẫn, năm 2000, anh Trần Nhất Hùng đầu tư mua sắm máy móc để sản xuất lồng chim từ nguyên liệu tre và gỗ. Mỗi tháng, anh Hùng xuất bán hơn 15 chiếc lồng, mang lại thu nhập 6 triệu đồng sau khi trừ chi phí. “Những năm gần đây, phong trào chơi chim cảnh lan rộng. Nhờ vậy, người làm lồng chim có việc quanh năm, thu nhập khá ổn định”-anh Hùng bộc bạch.

Anh Trần Nhất Hùng (tổ 1, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) tỉ mẩn xẻ từng thanh gỗ để làm lồng chim. Ảnh: Ngọc Minh

Anh Trần Nhất Hùng (tổ 1, phường Ngô Mây, thị xã An Khê) tỉ mẩn xẻ từng thanh gỗ để làm lồng chim. Ảnh: Ngọc Minh

Là khách hàng thường xuyên của anh Hùng, anh Ưng Phi Long (phường An Phú, thị xã An Khê) cho hay: Anh đang nuôi 20 con chim chào mào. “Mỗi năm, tôi trao đổi, buôn bán 50-70 con chim chào mào, kèm theo lồng nhốt. Khi cần lồng chim, tôi điện báo anh Hùng, tùy theo loại mà 1-3 ngày sẽ được giao hàng, giá cả phải chăng”-anh Long kể.

Ông Nguyễn Văn Trinh-Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh thị xã An Khê-thông tin: “Hội hiện có 60 hội viên buôn bán, nuôi chim cảnh, chủ yếu là chim chào mào. Hàng năm, một số hội viên chọn những con chim có dáng đẹp, hót hay tham gia các hội thi chim hót trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh sưu tầm những chú chim quý, nhiều người còn sẵn sàng bỏ số tiền vài chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng để mua chiếc lồng ưng ý. Việc anh Thân và anh Hùng đầu tư máy móc, nâng cao tay nghề sản xuất những chiếc lồng có giá trị đã đáp ứng nhu cầu của người chơi chim cảnh trên địa bàn, góp phần giảm chi phí, thời gian cho giới nuôi chim cảnh, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người làm nghề”.

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.