Ngày Quốc tế Giáo dục 24-1: Tập trung vào phẩm giá con người và hòa bình

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) dành Ngày quốc tế Giáo dục 24-1 năm nay để tôn vinh vai trò quan trọng của giáo dục và giáo viên trong việc chống lại phát ngôn hận thù - hiện tượng đã lan rộng trong những năm gần đây do việc sử dụng mạng xã hội.
Một lớp bồi dưỡng kỹ năng dành cho giáo viên ở Bangkok, Thái Lan do UNESCO tài trợ

Một lớp bồi dưỡng kỹ năng dành cho giáo viên ở Bangkok, Thái Lan do UNESCO tài trợ

Bùng nổ phát ngôn hận thù

Phát ngôn hận thù nuôi dưỡng định kiến và phân biệt đối xử; đồng thời có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Bạo lực leo thang toàn cầu gần đây có tác động không nhỏ từ mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến, khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

UNESCO kêu gọi các quốc gia thành viên ưu tiên giáo dục như một công cụ để thúc đẩy sự coi trọng phẩm giá con người và hòa bình. Khảo sát gần đây do UNESCO/ IPSOS thực hiện ở 16 quốc gia cho thấy, 67% người dùng internet cho biết đã gặp phải phát ngôn hận thù trực tuyến, 85% lo ngại về tác động và ảnh hưởng của thông tin sai lệch đối với cộng đồng, coi đó là mối đe dọa thực sự có thể gây bất ổn.

Sau cuộc tấn công qua biên giới ngày 7-10-2023 của Hamas sang Israel, Liên đoàn Chống phỉ báng nhận thấy các vụ việc chống Do Thái ở Mỹ tăng 337%, Đức tăng 320%, Brazil tăng 961% so với năm trước và tăng 818% so với 3 năm qua ở Hà Lan. Viện Đối thoại chiến lược (ISD) có trụ sở tại Vương quốc Anh cũng nhận thấy số lượng phát ngôn chống Hồi giáo trên YouTube tăng gấp 43 lần so với 4 ngày trước và sau vụ tấn công.

Thông điệp từ UNESCO

Theo UNESCO, sự lan truyền nhanh chóng của phát ngôn hận thù là mối đe dọa đối với tất cả cộng đồng. Cách bảo vệ tốt nhất là giáo dục. Giáo dục phải là trọng tâm của mọi nỗ lực hòa bình.

Nhiệm vụ chung của thế giới là trao quyền cho người học ở mọi lứa tuổi để hóa giải phát ngôn hận thù và đặt nền móng cho xã hội hòa nhập, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Để thành công, theo UNESCO, cần đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho những giáo viên đang ở tuyến đầu. Đại hội đồng UNESCO gần đây đã sửa đổi Khuyến nghị về Giáo dục vì hòa bình, nhân quyền và phát triển bền vững. Đây là công cụ thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu duy nhất đưa ra cách giáo dục có thể mang lại hòa bình lâu dài và thúc đẩy sự phát triển con người.

Công cụ này sẽ định hình các hệ thống và chính sách giáo dục trong những thập kỷ tới, từ luật pháp và chính sách đến phát triển chương trình giảng dạy, thực tiễn giảng dạy, môi trường học tập và đánh giá. Theo dự kiến, ngày 24-1, UNESCO tổ chức khóa đào tạo trực tuyến kéo dài một ngày cho hàng ngàn giáo viên từ khắp nơi trên thế giới về cách giải quyết phát ngôn hận thù, nhằm giúp họ phát hiện, giải quyết và ngăn chặn tốt hơn các sự cố về phát ngôn hận thù thông qua giáo dục.

Cùng ngày, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, UNESCO sẽ tập hợp các bộ trưởng, các nhà lãnh đạo giáo dục và các nhà giáo dục từ khắp nơi trên thế giới để thảo luận về vai trò trung tâm của giáo dục trong việc đạt được hòa bình toàn cầu bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.