Ngành Y tế Gia Lai đẩy mạnh phòng-chống bệnh sốt rét

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Gia Lai có hơn 1 triệu người sinh sống trong vùng sốt rét lưu hành. Với khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa trung bình hàng năm thuận lợi cho sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét và muỗi truyền bệnh sốt rét. Vì vậy, công tác phòng-chống bệnh sốt rét luôn được đặc biệt quan tâm.
Những năm qua, công tác phòng-chống bệnh sốt rét ở tỉnh ta đạt được nhiều kết quả, bệnh sốt rét đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là địa phương có tỷ lệ mắc sốt rét cao ở khu vực Tây Nguyên. Một trong những khó khăn mà công tác phòng-chống sốt rét hiện nay đang gặp phải là một bộ phận người dân thiếu kiến thức phòng bệnh, vẫn còn thói quen đi rừng, ngủ rẫy dài ngày, không nằm màn và tình hình di dân tự do khó kiểm soát. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế cơ sở yếu và thiếu cũng là những khó khăn ảnh hưởng đến công tác phòng-chống sốt rét.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong 3 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã ghi nhận 319 ca mắc sốt rét, giảm 33 ca (9,37%) so với cùng kỳ năm 2019. Số ca mắc sốt rét tập trung nhiều ở người đi rừng, ngủ rẫy tại các địa bàn trọng điểm về sốt rét như: Krông Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Đức Cơ, thị xã Ayun Pa...
Tập huấn sử dụng phần mềm báo cáo phòng-chống bệnh sốt rét cho cán bộ y tế. Ảnh: P.L
Tập huấn sử dụng phần mềm báo cáo phòng-chống bệnh sốt rét cho cán bộ y tế. Ảnh: P.L
Theo bác sĩ Rơ Mah Huân-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh: Để tình hình sốt rét ổn định như hiện nay là cả quá trình nỗ lực triển khai các hoạt động phòng-chống trong nhiều năm liên tục của ngành Y tế. Hàng năm, các hoạt động phòng-chống bệnh sốt rét được duy trì thực hiện thường xuyên; xây dựng kế hoạch tăng cường các hoạt động phòng-chống bệnh sốt rét; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao ý thức về các biện pháp phòng-chống sốt rét, đặc biệt đối với những người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế phụ trách chương trình phòng-chống sốt rét ở các địa phương; triển khai phun tẩm hóa chất diệt muỗi theo định kỳ và tăng cường giám sát các tuyến. Cùng với đó, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức điều tra ca bệnh, ổ bệnh đúng quy định, khoanh vùng các điểm có ký sinh trùng sốt rét để xử lý triệt để nguồn bệnh; cung ứng đủ thuốc sốt rét về số lượng và chủng loại, test nhanh cho tuyến cơ sở có đủ khả năng để chẩn đoán ngay khi có bệnh nhân sốt rét, tránh tình trạng sốt rét tăng cao, chuyển biến nặng và tử vong.
Cũng theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, mặc dù trong 3 tháng đầu năm, số ca bệnh ghi nhận có giảm so với cùng kỳ năm 2019 nhưng không vì thế mà chủ quan trong công tác phòng bệnh sốt rét. Gia Lai giáp ranh với Phú Yên, Bình Định, là những tỉnh thuộc vùng sốt rét lưu hành và kháng thuốc. Do đó, tỉnh ta vẫn tiềm ẩn những nguy cơ về dịch sốt rét, tử vong do sốt rét và nguy hiểm hơn là sốt rét kháng thuốc lan rộng.
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây tử vong nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để phòng-chống bệnh sốt rét, bên cạnh sự vào cuộc của ngành Y tế, chính quyền địa phương, người dân cần nâng cao ý thức trong phòng bệnh. Đối với người thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, giao lưu dân cư với các tỉnh lân cận cần sử dụng màn, võng, kem xua muỗi... Đặc biệt, khi có các dấu hiệu: sốt kéo dài, rét run, vã mồ hôi, tiêu chảy, đau đầu, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và điều trị kịp thời.
PHƯƠNG LOAN 

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.