Ngành nông nghiệp chủ động ứng phó với dịch bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dịch Covid-19 cùng với dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm xuất hiện ở một số tỉnh, thành đã tác động không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã định hướng nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định.

 

Tiêu thụ nông sản gặp khó

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành giảm 2,8%, kim ngạch nhập khẩu giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến nay, cả nước xuất hiện 44 ổ dịch cúm A/H5N6 và cúm A/H5N1 trên đàn gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố; tổng số gia cầm chết hoặc buộc phải tiêu hủy khoảng 137.180 con. Trong khi đó, dịch tả heo châu Phi vẫn chưa được khống chế hoàn toàn, gây không ít khó khăn trong việc tái đàn. Bệnh lở mồm long móng xuất hiện trên đàn trâu, bò tại 11 tỉnh… Đặc biệt, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản của Việt Nam.

Cà phê xuất khảu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid -19. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cà phê xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ảnh: Nguyễn Diệp



Tại Gia Lai, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm chưa xuất hiện; dịch Covid-19 đang được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tác động kép của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản của tỉnh. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh có 7 địa phương trồng dưa hấu với diện tích hơn 1.576 ha, đến nay còn khoảng 76 ha tại huyện Krông Pa và thị xã An Khê chưa thu hoạch. Do tác động của dịch Covid-19, giá dưa hấu có thời điểm giảm còn 500-2.000 đồng/kg nhưng vẫn không tiêu thụ được. Để giúp người trồng dưa vượt qua khó khăn, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các hợp tác xã, siêu thị tiến hành thu mua cho người dân. Ông Huỳnh Thương cho biết: “Vừa rồi, Hợp tác xã Nông nghiệp Liên hiệp Gia Lai-GAUS đã thu mua trên 200 tấn dưa hấu tại ruộng của gia đình tôi. Nhờ đó, gia đình gỡ được vốn đầu tư thuê đất, công chăm sóc. Việc này có ý nghĩa rất lớn, giúp người trồng dưa vượt qua khó khăn”.

Không chỉ dưa hấu, một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: cà phê, hồ tiêu… cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ông Phạm Quốc Nam-Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty TNHH Vĩnh Hiệp) cho biết: “Do tác động của dịch Covid-19, đến nay, Công ty chỉ mới xuất khẩu cà phê được khoảng 9,9 triệu USD, trong khi thời điểm này năm ngoái đạt 19 triệu USD. Hiện Công ty vẫn cố gắng đảm bảo thu mua cà phê trong dân nhưng do xuất khẩu thấp dẫn đến vốn lưu động bị ảnh hưởng. Vì vậy, chúng tôi mong Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và UBND tỉnh có gói hỗ trợ vốn trong giai đoạn dịch Covid-9 như giảm lãi suất cho vay ngắn hạn, giãn thời gian thanh toán nợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để yên tâm thu mua nông sản cho dân và tái cơ cấu sản xuất sau dịch”.

Do tác động của dịch Covid-19, giá dưa hấu có thời điểm giảm còn 500-2.000 đồng/kg nhưng vẫn không tiêu thụ được.  Ảnh: Hải Lê
Do tác động của dịch Covid-19, giá dưa hấu có thời điểm giảm còn 500-2.000 đồng/kg nhưng vẫn không tiêu thụ được. Ảnh: Hải Lê



Tìm hướng sản xuất phù hợp

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19. Theo đó, Bộ đưa ra những giải pháp thúc đẩy sản xuất nông-lâm-thủy sản trong điều kiện dịch Covid-19 như: sử dụng linh hoạt đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản có khả năng tiêu thụ và cho thu nhập cao. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Các địa phương, doanh nghiệp sớm cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy lợi thế vùng, rà soát xây dựng các vùng sản xuất sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong chế biến, bảo quản; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với nông dân sản xuất, tiêu thụ; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước…

Trong 3 tháng đầu năm 2020, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh  ước chỉ đạt 44 ngàn tấn. Ảnh: N.D
Trong 3 tháng đầu năm 2020, sản lượng cà phê xuất khẩu của tỉnh ước chỉ đạt 44 ngàn tấn. Ảnh: N.D
Theo Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 110,2 triệu USD, đạt 17,4% kế hoạch, giảm 23,47% so với cùng kỳ năm 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: cà phê 44 ngàn tấn, giảm 24,14% về lượng và giảm 32,81% về giá trị; mủ cao su 316 tấn, giảm 60,5% về lượng, giảm 67,67% về giá trị.


Trên cơ sở dự báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã có Công văn số 407/SNNPTNT-CCTTBVTV đề nghị các địa phương, doanh nghiệp rà soát cụ thể sản lượng từng loại sản phẩm cây ăn quả hàng hóa, nhất là các loại trái cây chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc; xây dựng kế hoạch chuyển hướng tiêu thụ phù hợp với tình hình thực tế. Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc phụ trách Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Trước những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Sở tổ chức đánh giá lại tình hình, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất của địa phương, doanh nghiệp. Theo đó, đối với các loại nông sản, trái cây dựa vào xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới với Trung Quốc như dưa hấu, chuối, thanh long cần có giải pháp điều tiết sản lượng, nhất là không gia tăng sản lượng vào thời điểm này. Những diện tích chưa gieo trồng cần nghiên cứu điều chỉnh sang các loại cây khác phù hợp với thị trường tiêu thụ; ưu tiên cây ăn quả đặc sản của địa phương gắn phát triển du lịch nông nghiệp và đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, sản xuất cây ăn quả theo hướng kết nối sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc… đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cũng theo ông Có, để thúc đẩy chăn nuôi phát triển trong tình hình dịch bệnh, ngành nông nghiệp đã tăng cường các biện pháp phòng-chống dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn gia cầm; tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho đàn trâu, bò; hoàn thành Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt, việc tái đàn heo được quan tâm chặt chẽ, hướng dẫn người chăn nuôi tuân thủ các biện pháp tổng hợp và chăn nuôi an toàn sinh học để phòng bệnh tái phát.

 

 NGUYỄN DIỆP



 

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.