Ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai kêu gọi hỗ trợ 2 điểm trường ở làng Châu, xã Chư Krêy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh kêu gọi các đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp, Mạnh Thường Quân… giúp đỡ, hỗ trợ cho 2 điểm trường ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro).

Qua khảo sát của Sở GD-ĐT, hiện nay, cơ sở vật chất tại 2 điểm trường của Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, Trường Mầm non Sơn Ca tại làng Châu còn nhiều khó khăn. Hệ thống tường rào xung quanh trường bị đổ do mục nát, rất nguy hiểm với học sinh. Sân chơi của 2 điểm trường là nền đất đỏ, chưa được bê tông hóa phục vụ hoạt động vui chơi, học tập ngoài trời của học sinh.

Trước thực trạng đó, Sở GD-ĐT phối hợp với Công đoàn ngành kêu gọi các doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục chung tay góp sức hỗ trợ đồng bào làng Châu nói chung, các học sinh ở 2 điểm trường trên nói riêng.

Học sinh Trường Mầm non Sơn Ca (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) phấn khởi nhận áo ấm do Mạnh Thường Quân trao tặng. Ảnh: Mộc Trà

Học sinh Trường Mầm non Sơn Ca (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) phấn khởi nhận áo ấm do Mạnh Thường Quân trao tặng. Ảnh: Mộc Trà

Việc hỗ trợ xây dựng tường rào, sân bê tông dự kiến triển khai từ tháng 4 đến tháng 6-2024. Sở GD-ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh cũng cam kết thực hiện chương trình công khai, minh bạch, sử dụng các nguồn lực hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả.

Mọi đóng góp hỗ trợ có thể chuyển khoản vào số tài khoản 8650022749 (tên tài khoản: Công đoàn ngành Giáo dục tại Ngân hàng BIDV Nam Gia Lai)

Được biết, làng Châu nằm cách trung tâm xã Chư Krêy khoảng 10 km về phía Tây Bắc, có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Làng hiện có 197 hộ với 896 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 98,5%.

Ngày 15-3-2024, Sở GD-ĐT đã tổ chức kết nghĩa với làng Châu. Theo đó, hàng năm lựa chọn từ 5 hộ đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ; đồng thời, hỗ trợ 2 điểm trường đứng chân tại làng gồm: Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, Trường Mầm non Sơn Ca xây dựng tường rào, làm sân bê tông, mái hiên và thiết bị dạy học.

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

Cô giáo Huỳnh Thị Cẩm Hồng: Kiên trì "ươm mầm" tri thức ở vùng khó

(GLO)- Suốt 7 năm công tác tại điểm trường làng Châu (Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro), cô Huỳnh Thị Cẩm Hồng luôn vượt khó kiên trì bám lớp. Càng thương học trò, cô càng quyết tâm "ươm mầm" tri thức, giúp các em có một tương lai tươi sáng hơn.

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.