Ngắm hoàng hôn Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với địa hình đồi núi đặc trưng, Pleiku (tỉnh Gia Lai) có nhiều nơi mà khoảnh khắc hoàng hôn để lại những ấn tượng ngoạn mục, đẹp đến nao lòng. 
Nếu Biển Hồ là thắng cảnh nổi bật được ví như viên ngọc bích giữa Trường Sơn hùng vĩ thì hoàng hôn “Đôi mắt Pleiku” lại mang đến một khung cảnh tráng lệ khác biệt. Thật khó tìm thấy nơi nào ngắm hoàng hôn lãng mạn như nơi này.
Đây là nơi mà vẻ đẹp của thiên nhiên được lột tả vừa kỳ vĩ vừa đầy hư ảo qua màu sắc liên tục chuyển đổi của bầu trời, mặt nước, cảnh quan. Thứ ánh sáng khi vàng như trái chín, khi đỏ cam rực rỡ, khi tím thẫm có sức hút ma mị, khiến mỗi chiều hoàng hôn ở đây như một bữa tiệc của màu sắc.
Trên vành đai Biển Hồ, lúc hoàng hôn buông xuống bồng bềnh những đụn mây khổng lồ trôi miên man trên nền trời xanh trong. Rừng cây đồng loạt chuyển sang sắc đỏ khiến mùa đông cao nguyên đẹp như mùa thu ở châu Âu. Ánh mặt trời dần chuyển màu rồi từ từ lặn khuất sau đồi núi phía xa, để lại hào quang rực rỡ, choáng ngợp.
Bầu trời hoàng hôn với những sắc mây hồng tạo nên khung cảnh lãng mạn. Ảnh: Hoàng Ngọc
Bầu trời hoàng hôn đầy lãng mạn ở Phố núi. Ảnh: Hoàng Ngọc
Thứ ánh sáng ma mị tạo nên bức tranh lạ lẫm cho toàn bộ cảnh vật. Nó làm cho cây cỏ, hoa lá biến đổi liên tục, khi vàng óng, khi tím thẫm. Chỉ có thể mô tả cảm xúc khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở đây bằng từ rợn ngợp đến gai người.
Khu vực này còn nhiều khu đất trống để bạn tha hồ chìm đắm và lưu lại thứ ánh sáng lộng lẫy của ánh mặt trời cuối ngày. Thú vị hơn là có thể tìm củi trong rừng thông phía sau, đốt lửa sưởi ấm, chìm đắm trong giai điệu du dương của những bản nhạc đồng quê để cảm nhận tịnh lắng giữa không gian khoáng đạt.
Nếu bạn có một chiếc lều nhỏ giữa thiên nhiên để vừa ngắm khoảnh khắc tuyệt đẹp cuối ngày thì càng thích để vừa thưởng thức những món nướng bên bếp lửa hồng do dịch vụ Camping & Glamping cung cấp. Bạn chỉ cần lướt Facebook và sau 1 cú alo điện thoại là mọi thứ đã sẵn sàng để trải nghiệm. Đây không chỉ là dịch vụ cắm trại theo kiểu truyền thống với mọi thứ tối giản mà còn hơn thế.
màu sắc liên tục chuyển đổi của bầu trời chiều khiến mỗi chiều hoàng hôn ở cao nguyên Pleiku như một bữa tiệc của màu sắc
Màu sắc liên tục chuyển đổi của bầu trời khiến mỗi chiều hoàng hôn ở cao nguyên Pleiku như một bữa tiệc của sắc màu. Ảnh: Hoàng Ngọc
Glamping là từ ghép của glamorous và camping, tạm gọi là cắm trại kiểu sang trọng, lãng mạn, mô tả phong cách cắm trại với đầy đủ tiện nghi. Glamping đã trở nên phổ biến với xu hướng hiện nay của khách du lịch, muốn thoát ly đời sống thường nhật để phiêu lưu giải trí trong những buổi cắm trại nhưng vẫn cần sự tiện nghi, đầy đủ. Camping & Glamping giúp nhiều người hiện thực hóa giấc mơ phiêu lưu của mình, gác hết mọi thứ sang một bên để sống cùng thiên nhiên hoang dã, ngắm hoàng hôn cuối ngày, ngủ một đêm và thức dậy trong tiếng thông reo, trong bầu không khí trong lành.
“Phố núi Pleiku là nơi tất cả đam mê camping của tôi được khởi nguồn. Đó là một thành phố đẹp như mơ để hiện thực hóa giấc mơ của mình”-anh Lê Bình-người đã cùng với người bạn của mình là anh Đắc Khoa mở dịch vụ Camping & Glamping phục vụ nhu cầu ngắm hoàng hôn Phố núi-chia sẻ.
Người ta nói rằng “Hoàng hôn là ví dụ điển hình rằng sự kết thúc cũng có lúc đẹp”. Chiêm ngưỡng khoảnh khắc tuyệt đẹp lúc mặt trời đi ngủ trong những chiếc lều giữa không gian đồi núi, hồ nước, rừng cây là một cách trải nghiệm và hưởng thụ cuộc sống mà bạn nên thử một lần trong đời.
HOÀNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.