Nên tận dụng cơ sở vật chất trường học sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau khi sáp nhập 4 trường theo hướng tinh gọn, bố trí lại nguồn nhân lực nhằm đảm bảo việc dạy và học, hiện có 2 trường học tại huyện Chư Sê, Gia Lai đang bị... bỏ hoang.
Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (thôn 3, xã Ia Hlốp) sáp nhập vào Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thôn 2, xã Ia Hlốp) thành Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. 
 Điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) sau khi sáp nhập trở thành nơi chăn thả bò. Ảnh: Nguyễn Tú
Điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) sau khi sáp nhập trở thành nơi chăn thả bò. Ảnh: Nguyễn Tú
Theo cô Thái Thị Hoàn-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, trước khi sáp nhập, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có 1 điểm trường trung tâm và 5 điểm trường làng với 13 lớp. Bình quân mỗi lớp có 20 em. Điểm trường trung tâm đóng tại thôn 3 có 6 dãy nhà với 11 phòng, gồm: phòng học, thư viện và khu hiệu bộ. Sau khi sáp nhập với Trường Tiểu học Lê Hồng Phong, học sinh tại điểm trường trung tâm của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu được chuyển về điểm trường trung tâm của Trường Tiểu học Lê Hồng Phong. “Sau đó, nhà trường vẫn duy trì khối lớp 1 và lớp 2 tại điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Thế nhưng rất nhiều phụ huynh đã kiến nghị chuyển luôn số học sinh đến điểm trường trung tâm mới để thuận lợi hơn trong việc học các môn Tin học, Tiếng Anh. Chuyển học sinh và tài sản phục vụ dạy học xong, ngày 23-9-2018, nhà trường bàn giao cơ sở vật chất điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu cho UBND xã quản lý”-cô Hoàn nói.
Trao đổi với P.V, Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp Nguyễn Văn Đương xác nhận đã nhận bàn giao cơ sở vật chất của điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, đồng thời có văn bản kiến nghị UBND huyện Chư Sê chuyển đổi thành trụ sở làm việc của UBND xã.
Theo ghi nhận của chúng tôi, điểm trường trung tâm Trường Tiểu học Võ Thị Sáu có 6 dãy nhà xây kiên cố. Màu sơn quét tường và mái tôn còn mới. Cổng trường không khóa. Đa phần cửa kính của các lớp học ở 6 dãy nhà bị vỡ, miếng kính vương vãi trên mặt đất. Khuôn viên trường cỏ mọc um tùm, đầy rác và chất thải động vật. Rất nhiều cửa phòng học được buộc sơ sài bằng dây kẽm, bên trong phòng là đủ loại rác thải. “Ủy ban nhân dân xã đã giao cho thôn quản lý và thường xuyên cử lực lượng tuần tra. Tuy nhiên, một số đối tượng lén vào trường đập phá. Năm ngoái, nhiều tấm tôn còn bị các đối tượng lợi dụng đêm tối lẻn vào tháo dỡ”-ông Đương cho hay. 
Tương tự, tại xã Dun cũng có một điểm trường bị bỏ hoang sau khi sáp nhập. Đó là điểm trường trung tâm của Trường THCS Nguyễn Du (làng Greo Sek), nay sáp nhập vào Trường Tiểu học Ngô Quyền (làng Ring Răng) thành Trường Tiểu học và THCS Nguyễn Du.
Điểm trường này có 4 dãy nhà xây kiên cố và chưa có dấu hiệu xuống cấp. Tất cả bàn ghế, bảng, cửa rèm trong các phòng học còn được giữ nguyên. Tuy nhiên, trong khuôn viên cỏ mọc um tùm và ngập rác. Cửa các phòng học nơi thì buộc sơ sài bằng dây kẽm, nơi thì mở toang. Nhiều cánh cửa bị vỡ kính và bị tháo rời... “Trường bỏ không hơn tháng nay rồi. Thỉnh thoảng vào buổi tối, đám thanh niên hay trèo tường vào trường tụ tập vui chơi, la hét ồn ào lắm”-chị Nguyễn Thị Minh-một người dân gần đó-chia sẻ.
Ông Võ Văn Quá-Chủ tịch UBND xã Dun-cho biết: Chúng tôi đã nghe thông tin về việc sáp nhập 2 trường học. Tất cả học sinh tại điểm trường trung tâm Trường THCS Nguyễn Du đã được chuyển về học tập tại điểm trường cách đó khoảng 1 km. Dù vậy, UBND xã Dun vẫn chưa nhận bàn giao cơ sở vật chất các điểm trường của Trường THCS Nguyễn Du từ Phòng Giáo dục và Đào tạo hay từ phía nhà trường.
Nguyễn Tú

Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Quang cảnh bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tại thị xã Ayun Pa Ảnh N.A

Ayun Pa: Hơn 1 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo

(GLO)- Từ tháng 10-2023 đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trên địa bàn thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” cùng cấp đã huy động được hơn 1 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.