Nâng cao thu nhập nhờ chuyển đổi cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với việc linh động trong chuyển đổi cây trồng và tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều nông dân trong tỉnh Gia Lai đã có nguồn thu nhập cao, ổn định.

Tranh thủ thời tiết nắng ấm, bà Ksor H’Chơc (buôn Ia Rniu, xã Ia Broắi, huyện Ia Pa) cùng các con ra đồng thu hoạch 4 sào bắp sinh khối. Bà H’Chơc cho biết: Khu đất này trước đây trồng mỗi năm 2 vụ bắp lấy hạt, thu được khoảng 15 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang trồng bắp sinh khối, lợi nhuận đạt cao hơn.

“Bắp sinh khối có thể canh tác được 3 vụ/năm với năng suất bình quân gần 20 tấn/vụ. Với giá bán 800-1.100 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi 30-45 triệu đồng/năm”-bà H’Chơc nói.

ba-ksor-hchoc-buon-ia-rniu-xa-ia-broai-huyen-ia-pa-phan-khoi-khi-chuyen-sang-trong-bap-sinh-khoi-cho-loi-nhuan-cao-hon.jpg
Bà Ksor H’Chơc (buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi, huyện Ia Pa) phấn khởi khi chuyển sang trồng bắp sinh khối cho lợi nhuận cao hơn. Ảnh: H.T

Tương tự, bà R’Ô Teo (buôn Ia Rniu) cho biết: Để nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, 2 năm trở lại đây, bà đã chuyển đổi 5 sào đất vốn chỉ trồng bắp lấy hạt sang trồng 1 vụ thuốc lá và 2 vụ bắp sinh khối.

“Trước đây, cũng trên khu đất này, gia đình tôi chỉ lãi khoảng 25-30 triệu đồng/năm từ trồng bắp lấy hạt. Từ khi chuyển sang trồng luân phiên thuốc lá và bắp sinh khối, mỗi năm, gia đình tôi lãi hơn 100 triệu đồng”-bà Teo phấn khởi cho hay.

Ông Vương Chí Thông-Chủ tịch UBND xã Ia Broắi-thông tin: Toàn xã có hơn 2.373 ha cây trồng các loại. Nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường cũng như điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, người dân đã chủ động chuyển đổi một số diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Trong đó, chủ yếu là chuyển từ trồng lúa, mì, bắp lấy hạt sang trồng luân phiên thuốc lá, bắp sinh khối... nên đã cho thu nhập cao hơn.

Còn ông Tô Văn Hữu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Pa thì cho hay: Để nâng cao hiệu quả kinh tế, thời gian qua, Phòng thường xuyên phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và các xã triển khai các mô hình trình diễn giống mới, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng bệnh trên cây trồng. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi các diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như: thuốc lá, mía, cây ăn quả, bắp sinh khối. Năm 2024, toàn huyện đã chuyển đổi được 4.717 ha cây trồng các loại.

“Nhìn chung, các loại cây trồng chuyển đổi đều sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao. Trong đó, nhiều hộ sau khi chuyển đổi sang trồng thuốc lá, bắp sinh khối, dưa hấu có thu nhập 50-100 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp gần 2 lần so với trồng lúa”-ông Hữu khẳng định.

Tương tự, người dân huyện Phú Thiện cũng nâng cao được thu nhập nhờ chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Đưa chúng tôi tham quan vườn nhãn sai trĩu quả, ông Lại Quang Huấn (làng Ia Chă Wău, xã Chư A Thai) vui vẻ cho biết: Gia đình ông có hơn 10 ha đất. Trước đây, ông trồng mía, đậu, bắp nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2016, khi giá mía xuống thấp, ông quyết định mua 2.000 cây nhãn và 260 cây xoài Úc từ các tỉnh miền Tây về trồng. Sau hơn 2 năm, vườn nhãn và xoài bắt đầu cho thu hoạch. Nhờ nắm bắt kỹ thuật cho hoa ra trái vụ nên vườn cây ăn quả cho thu hoạch quanh năm.

“Mỗi năm, tôi thu được khoảng hơn 20-30 tấn nhãn và xoài; bán với giá 25-30 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 500-700 triệu đồng/năm, cao gấp đôi so với trồng mía”-ông Huấn nói.

1.jpg
Từ khi chuyển sang trồng nhãn và xoài Úc, lợi nhuận thu được hàng năm của gia đình ông Lại Quang Huấn (làng Ia Chă Wău, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) cao gấp đôi so với trồng mía. Ảnh: H.T

Ông Mai Ngọc Quý-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện-cho biết: Từ năm 2022 đến nay, người dân trong huyện đã chuyển đổi hơn 1.511 ha cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Qua kiểm tra, các loại cây trồng được chuyển đổi đều phát triển tốt, năng suất đạt cao nên người dân có lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với khi chưa chuyển đổi. Tuy nhiên, huyện cũng khuyến cáo người dân không nên chuyển đổi ồ ạt mà phải tìm hiểu kỹ thổ nhưỡng và các loại cây trồng có năng suất cao gắn với đầu ra ổn định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Thi Thơ-Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh-thông tin: Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã linh hoạt lựa chọn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Riêng năm 2024, toàn tỉnh đã chuyển đổi trên 9.026 ha cây trồng các loại.

Nhìn chung, các mô hình, đối tượng cây trồng chuyển đổi đều mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-5 lần so với trước. Đây là cơ sở để các địa phương, doanh nghiệp, người dân tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng và tổ chức lại sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm theo hình thức liên kết chuỗi giá trị bền vững.

“Để đạt mục tiêu chuyển đổi khoảng 6.283,8 ha trong năm 2025, các địa phương cần tập trung xây dựng kế hoạch chuyển đổi, phát triển diện tích cây trồng có lợi thế theo định hướng, quy hoạch của tỉnh; sử dụng có hiệu quả nguồn lực; xây dựng các vùng sản xuất tập trung gắn với các nhà máy chế biến.

Ngoài ra, áp dụng đồng bộ các quy trình canh tác bền vững, đẩy mạnh cơ giới hóa; tăng cường ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các chuỗi liên kết để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, từ đó nâng cao giá trị nông sản. Đồng thời, tiếp tục rà soát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh nhằm thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng”-ông Thơ cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.