Mang Yang: Linh hoạt chuyển đổi cây trồng để nâng cao thu nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nhu cầu thị trường để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Luận (làng Brếp, xã Đăk Djrăng) trồng 4 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, hơn 3 ha hồ tiêu của ông bị chết do nhiễm bệnh. Để tránh rủi ro trong sản xuất, năm 2019, gia đình ông bắt đầu xen canh nhiều loại cây ăn quả như: ổi, mít Thái, bơ, sầu riêng, chanh dây trên diện tích hồ tiêu bị chết.

Phương pháp canh tác này giúp ông giảm chi phí đầu tư, cây trồng ít bị dịch bệnh gây hại. Đến nay, các loại cây trồng đã cho thu hoạch. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình ông đạt lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng.

“Việc chuyển đổi cây trồng theo hướng đa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng thuần một loại cây. Gia đình tôi đang tạo việc làm ổn định cho 5 lao động địa phương, chưa kể lao động thời vụ có lúc lên đến 30-40 người. Năm nay, tôi sẽ tiếp tục trồng 1 ha cà phê xen canh với chanh dây để mang lại nguồn thu nhập ổn định theo phương châm “lấy ngắn nuôi dài”-ông Luận chia sẻ.

vuon-cay-da-canh-cua-ong-luan.jpg
Vườn cây đa canh của gia đình ông Trần Văn Luận (bìa trái, làng Brếp, xã Đak Djrăng) đem lại lợi nhuận khoảng 1 tỷ đồng/năm. Ảnh: N.D

Còn ông Trương Văn Đống (thôn Linh Nham, xã Đăk Djrăng) thì cho hay: Trước đây, gia đình ông trồng 2,7 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, hơn 2/3 diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh rồi chết. Từ năm 2016, ông chuyển sang trồng xen canh cà phê, chuối, chanh dây, sầu riêng trên diện tích đất này. Nhờ đầu tư chăm sóc tốt, giá các loại nông sản tăng nên gia đình ông đạt lợi nhuận gần 1 tỷ đồng/năm.

“Tôi thấy chuyển đổi cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ và xen canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế dịch bệnh so với độc canh”-ông Đống nói.

Nhiều năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Kon Chiêng chủ yếu trồng bắp, mì, lúa rẫy, cà phê, cao su tiểu điền… Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây, người dân trong xã đã chuyển đổi dần những diện tích đất trồng mì, bắp kém hiệu quả sang trồng dược liệu, mía nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

ong-dong-ben-vuon-ca-phe-tai-canh-trong-chanh-day-va-ho-tieu.jpg
Ông Đống bên vườn cà phê tái canh trồng xen chanh dây và hồ tiêu. Ảnh: N.D

Chị Bye (làng Ktu, xã Kon Chiêng) cho biết: “Những năm gần đây, Nhà máy Đường Ayun Pa đã đầu tư, hỗ trợ người dân trồng mía và bao tiêu sản phẩm giúp bà con có lợi nhuận cao hơn so với trồng mì, lúa rẫy.

Riêng gia đình tôi đã chuyển hơn 2 ha mì kém hiệu quả sang trồng mía và hoa hòe. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi lãi gần 100 triệu đồng/năm. Hiện nay, không chỉ tôi mà nhiều hộ trong làng cũng đang mở rộng diện tích mía để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Theo ông Võ Đình Huy-Chủ tịch UBND xã Kon Chiêng: Thời gian qua, bà con nông dân trong xã đã chủ động kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp khảo sát đầu tư phát triển các loại cây trồng mới gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, bà con đã chuyển đổi những diện tích cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có giá trị cao hơn.

Đến nay, toàn xã có hơn 200 ha mía, khoảng 10 ha cây hoa hòe cho thu hoạch thường xuyên. Đặc biệt, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển từ cây mì sang trồng mía đang mang lại nguồn thu nhập khá ổn định. Chúng tôi kỳ vọng đây là hướng phát triển kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Năm 2024, huyện Mang Yang đã chuyển đổi được 251 ha cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn. Ông Võ Minh Quang-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-thông tin: Những năm gần đây, bà con nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Đặc biệt, mô hình đa canh mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân yên tâm đầu tư sản xuất theo hướng bền vững. Thời gian tới, huyện tiếp tục vận động người dân canh tác cây trồng phù hợp với từng vùng và nhu cầu của thị trường; xen canh nhiều loại cây trồng trên một diện tích đất, tránh tình trạng độc canh để giảm thiểu rủi ro.

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

Siết chặt kiểm soát vận chuyển động vật

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của dịch tả heo châu Phi tại nhiều tỉnh, đặc biệt là các địa phương giáp ranh, tỉnh Gia Lai đã nhanh chóng triển khai 4 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật liên ngành tại các cửa ngõ trọng yếu.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng

(GLO)- Thời tiết diễn biến thất thường những ngày qua tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, gây hại cây trồng. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai) hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng.

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

null