Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, bảo vệ quyền con người

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Lời Tòa soạn: Thời gian qua, công tác đấu tranh và bảo vệ quyền con người luôn được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh về công tác đấu tranh góp phần bảo vệ quyền con người. 
*P.V: Ông có thể khái quát tình hình liên quan đến công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh?
Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Đại tá Nguyễn Ngọc Sơn. Ảnh: Lê Văn Ngọc
- Đại tá NGUYỄN NGỌC SƠN: Thời gian qua, bọn FULRO, “Tin lành Đê ga” và các tổ chức phản động lưu vong như: “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước ta. Tình hình người dân tộc thiểu số xuất cảnh trái phép sang Campuchia, Thái Lan vì lý do kinh tế; hoạt động sinh hoạt tôn giáo, cơi nới, xây dựng cơ sở thờ tự trái phép vẫn xảy ra tại một số địa bàn. Một số vụ việc liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng chưa được giải quyết dứt điểm... dẫn đến người dân tập trung đông người tại trụ sở tiếp công dân; trong đó, một số đối tượng quay phim, chụp ảnh tán phát trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Trước tình hình đó, lực lượng chức năng của tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, giải quyết thỏa đáng nhiều vụ việc. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng đã biên soạn, phát hành 178.270 tài liệu liên quan đến vấn đề nhân quyền và đấu tranh bảo vệ nhân quyền, cấp phát đến các cơ quan, tổ chức và từng thôn, làng, tổ dân phố. Tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 1.121 lượt báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và huyện, công chức, viên chức được phân công phụ trách, làm đầu mối tham mưu thực hiện nhiệm vụ phổ biến pháp luật ở cơ sở. Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 24-2-2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai chiến lược trợ giúp pháp lý đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 8-8-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, làng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020.
Thời gian qua, UBND tỉnh đã tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tổ chức các ngày lễ; bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc và thành lập mới tổ chức tôn giáo; xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự và nơi sinh hoạt tôn giáo; xem xét giải quyết vấn đề đất đai xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo… Thường xuyên trao đổi, thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, cá nhân nhân các ngày lễ, nhân dịp các chức sắc được tấn phong. Làm tốt công tác giải quyết các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện và vi phạm liên quan tôn giáo. Tỉnh cũng đã tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật.
Ngoài ra, các ngành, địa phương đã tham gia giải quyết các vụ việc liên quan đến an ninh xã hội, thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tăng cường đối thoại với dân và tập trung giải quyết các vụ việc tồn đọng, kéo dài... luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người dân. Đồng thời, thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ cho người có công và gia đình chính sách; đảm bảo an sinh xã hội.
Các lực lượng chức năng tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới. Các đơn vị, địa phương cũng đã triển khai các giải pháp tạo việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế-xã hội. Trong năm 2020, toàn tỉnh đã tạo việc làm cho 24.225 lao động, trong đó, giải quyết việc làm trong nước 23.705 lao động, xuất khẩu 520 lao động. Đồng thời, giải quyết kịp thời chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 4.900 trường hợp. 
Nhìn chung, các ngành, địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện tốt nhất để mọi người dân được làm việc, cống hiến và tận hưởng cuộc sống vui tươi, lành mạnh, hạnh phúc.  
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo nhân quyền Chính phủ khảo sát tại Gia Lai. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Đoàn công tác Ban Chỉ đạo nhân quyền Chính phủ khảo sát tại Gia Lai. Ảnh: Lê Văn Ngọc
*P.V: Để quyền con người được đảm bảo trên mọi lĩnh vực trong tình hình mới, thời gian tới, lực lượng chức năng tỉnh sẽ cần tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa Đại tá?
- Đại tá NGUYỄN NGỌC SƠN: Thời gian tới, lực lượng chức năng tiếp tục làm tốt công tác nắm, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình, hoạt động của các thế lực thù địch chống phá ta về dân chủ, nhân quyền để kịp thời tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương về chủ trương, biện pháp xử lý phù hợp. Đẩy mạnh công tác thông tin, phối hợp giữa các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh trong giải quyết các vụ việc nhạy cảm, phức tạp về an ninh trật tự, phục vụ tốt yêu cầu công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền trên địa bàn tỉnh.
Các sở, ban, ngành cần chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quyền con người ở địa phương; quá trình thực hiện phải đi đôi với kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác dân vận chính quyền. Đồng thời, tiếp tục phối hợp triển khai các biện pháp phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, các ngành, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng kết hợp tấn công phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Chủ động phát hiện, đấu tranh, bóc gỡ hoạt động móc nối, phục hồi FULRO, “Tin lành Đê ga”. Quản lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của số đối tượng chống đối chính trị, phản động trên địa bàn; có biện pháp xử lý hiệu quả đối với tất cả các tình huống liên quan đến gây rối, bạo loạn nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.
*P.V: Xin cảm ơn Đại tá!
LÊ VĂN NGỌC (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.