Nâng cao giá trị trái cây qua chế biến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chanh dây sấy viên, mứt chanh dây, chuối sấy, khoai lang sấy… là những sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cây ăn quả đặc trưng sẵn có tại địa phương.

Việc nâng cao giá trị các sản phẩm này qua chế biến không chỉ giúp người sản xuất tăng thu nhập mà còn đa dạng sản phẩm, để có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.

Sản xuất hàng sấy từ nguyên liệu cây ăn quả

Tận dụng lợi thế nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, Công ty TNHH một thành viên A Lúa (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) đã xây dựng sản phẩm chuối sấy A Lúa đạt OCOP 3 sao. Anh Nguyễn Tân Khánh-Giám đốc Công ty-cho hay: “Năm 2024, tôi đầu tư khoảng 500 triệu đồng mua máy móc sản xuất với công nghệ chiên hở; đồng thời dần hoàn thiện sản phẩm và mở rộng quy mô, sau đó thành lập Công ty.

Trong quá trình làm, Công ty áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt, trải qua các bước rửa, lột vỏ, cắt lát, chiên để cho ra sản phẩm hoàn toàn mộc, không sử dụng đường, phẩm màu và đóng gói khép kín để giữ trọn hương vị tự nhiên nhất. Mỗi ngày, Công ty sản xuất 5 tạ chuối tươi để cho ra 1 tạ chuối sấy thành phẩm. Dự kiến trong năm nay, Công ty đưa ra thị trường khoảng 60 tấn sản phẩm.

Cũng theo anh Khánh, Công ty vừa kết nối với một doanh nghiệp Nhật Bản và mời họ tham quan xưởng sản xuất. Doanh nghiệp này đánh giá cao quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của Công ty. Đây là một cơ hội lớn để Công ty có thể đưa hàng vào thị trường Nhật Bản. Vì vậy, sắp tới, Công ty sẽ liên kết với các hộ dân trên địa bàn trồng chuối mốc theo tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời đầu tư mở rộng xưởng, nâng cấp máy móc cũng như hoàn thiện các tiêu chí để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu.

cong-ty-tnhh-mot-thanh-vien-a-lua-xa-nghia-hung-huyen-chu-pah-tham-gia-nhieu-su-kien-xuc-tien-thuong-mai-du-lich-de-quang-ba-gioi-thieu-san-pham-anh-dvcc.jpg
Công ty TNHH một thành viên A Lúa (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) tham gia nhiều sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Ảnh: ĐVCC

Tương tự, chị Trần Thị Bé-Giám đốc Công ty TNHH Trần Lâm Gia Phát (TP. Pleiku) cho biết: Theo mùa trái cây ở Gia Lai, Công ty tận dụng máy móc sẵn có để làm hàng sấy nhằm gia tăng giá trị cho cây ăn quả qua chế biến cũng như đa dạng sản phẩm mang nét đặc trưng. Bước đầu, Công ty làm hàng mít sấy, xoài sấy, cà rốt sấy, khoai lang sấy…

“Hiện sản phẩm tiêu thụ chính của Công ty là ở thị trường TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. Khi tiếp cận thị trường, tôi thấy người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến chế độ ăn khoa học, ưu tiên những sản phẩm dinh dưỡng, ít đường, ít béo, do đó sẽ chọn mua các sản phẩm hàng sấy mộc”-chị Bé chia sẻ.

Phát triển hàng trái cây qua chế biến

Ứng dụng công nghệ trong khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến sẽ có cơ hội gia tăng giá trị cho ngành hàng trái cây. Đặc biệt, sản phẩm chế biến dễ mở rộng được thị trường và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.

Bà Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang) cho biết: “Hợp tác xã đã tận dụng tối đa nguồn dinh dưỡng từ quả chanh dây bằng cách đầu tư máy móc chế biến cho ra nhiều sản phẩm đa dạng, như: viên chanh dây mix vị, chanh dây sấy dẻo, trà detox chanh dây, tinh dầu hương chanh dây, nến chanh dây, viên chanh dây sấy đông khô, hạt chanh dây sấy khô…

Việc đa dạng sản phẩm sẽ gia tăng giá trị cho loại cây trồng, đồng thời tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào một thị trường, từ đó nâng cao tính bền vững trong kinh doanh”.

cac-san-pham-chanh-day-che-bien-cua-hop-tac-xa-nong-nghiep-va-dich-vu-hung-thom-gia-lai-trung-bay-gioi-thieu-tai-cac-diem-ban-hang-ocop-anh-vt.jpg
Các sản phẩm chanh dây chế biến của Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại các điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Còn ông Nguyễn Văn Lập-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Minh Phát Farms (huyện Chư Prông) thì cho hay: Chúng tôi vừa ký kết hợp tác với Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) trong vụ thu hoạch tới đây về hàng đông lạnh bóc múi và chế biến các sản phẩm từ cơm sầu riêng.

Điều này không chỉ nâng cao giá trị sản phẩm mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho bà con nông dân. Việc chế biến sầu riêng thành các sản phẩm đông lạnh sẽ giúp mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ sầu riêng như sầu riêng sấy khô, bánh và kẹo.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công thương) đã hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh đầu tư máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại để chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm, giúp người nông dân có đầu ra ổn định dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, phát triển ngành công nghiệp chế biến theo hướng bền vững.

Bà Nguyễn Thị Bích Thu-Giám đốc Trung tâm-cho rằng, vai trò của dây chuyền sản xuất hiện đại không chỉ nâng cao năng suất mà còn đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, và điều này cực kỳ quan trọng khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Tại các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh hàng năm, đơn vị cũng hỗ trợ các doanh nghiệp làm hàng trái cây chế biến giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.