Năm 2021 - mùa bóng không yên ả của các câu lạc bộ Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mùa bóng 2021 đã không chỉ một lần phải tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Điều này gây không ít khó khăn cho các đơn vị chủ quản, các câu lạc bộ, cầu thủ và sự đợi chờ của người yêu bóng đá.
Pha tranh bóng trong một trận đấu thuộc khuôn khổ V.League 2021. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Pha tranh bóng trong một trận đấu thuộc khuôn khổ V.League 2021. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, kéo dài và ảnh hưởng tới toàn cầu. Bóng đá thế giới nói chung và Bóng đá Việt Nam nói riêng đều chịu những tác động không nhỏ.
Thấp thỏm chờ ngày bóng lăn trở lại
Bóng đá Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ năm 2020, tuy nhiên, với sự nỗ lực phòng, chống dịch của Chính phủ, sự cố gắng của các Bộ, ngành, đơn vị liên quan, các giải đấu vẫn được tổ chức an toàn dù cho cũng phải hoãn, dời lịch…
Năm 2021, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thậm chí còn phức tạp, khó lường hơn nhiều so với trước đó.
Dịch lây lan ở nhiều tỉnh, thành, gây thiệt hại lớn về sức khỏe, đời sống, kinh tế của nhân dân, kéo theo đó, hàng loạt các lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng theo, trong đó có lĩnh vực thể thao.
Đơn vị chủ quản, các địa phương đăng cai tổ chức những giải đấu, trận đấu liên tiếp phải đưa ra quyết định tạm hoãn, tạm dừng hoạt động do phát hiện ca mắc mới.
Đầu năm 2021, bóng lăn trên các sân cỏ cả nước, khởi đầu cho một mùa giải mới, hứa hẹn đem đến cho hàng triệu người yêu môn “thể thao vua” được giải tỏa “cơn khát” với trái bóng tròn.
Tuy nhiên, Giải Bóng đá vô địch quốc gia - LS 2021 (V.League 2021), Giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống giải đấu quốc nội cũng chỉ có thể diễn ra được vài vòng.
Dịch COVID-19 bùng phát, ngày 29/1, Ban Điều hành các Giải Bóng đá Chuyên nghiệp quốc gia 2021 chính thức thông báo tạm hoãn hai trận đấu giữa Câu lạc bộ SHB Đà Nẵng với Câu lạc bộ Hồng Lĩnh Hà Tĩnh diễn ra vào ngày 29/1 trên sân vận động Hòa Xuân (Đà Nẵng) và trận đấu giữa Câu lạc bộ Hải Phòng với Câu lạc bộ Hà Nội ngày 30/1 trên sân vận động Lạch Tray (Hải Phòng) nhằm đảo bảo công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn cho cầu thủ và các thành viên tham gia giải.
Liên tiếp sau đó, hàng hoạt các trận đấu khác buộc phải tạm hoãn lại. V.League 2021 phải chính thức tạm dừng lần đầu kể từ vòng 4 giai đoạn 1.
Trong thời gian sân cỏ tạm thời phải đóng do dịch bệnh, các ngành chức năng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam và các Câu lạc bộ, các đơn vị liên quan đã nỗ lực hết sức, tổ chức họp bàn nhiều cuộc nhằm tìm ra phương án tốt nhất để đưa trái bóng tròn được lăn trở lại.
Giữa tháng 3/2021, với sự nỗ lực chống dịch của Chính phủ và các Bộ, ngành, các đơn vị chức năng, sân cỏ lại được “hâm nóng” dưới sức hút của trái bóng tròn.
Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn chưa kết thúc, một số trận đấu của V.League 2021 vẫn được diễn ra nhưng không đón khán giả vào sân hoặc giới hạn một số lượng người hâm mộ nhất định nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Cũng trong tháng Ba, Giải hạng Nhất quốc gia chính thức được khởi tranh.
Niềm vui của các câu lạc bộ, các cầu thủ và người yêu bóng đá chỉ vỏn vẹn được kéo dài được 2 tháng.
Ngày 6/5, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Ban điều hành giải đã ban hành thông báo tạm dừng Giải Bóng đá vô địch quốc gia - LS 2021 ngay trước vòng đấu cuối cùng giai đoạn 1 V.League 2021 đúng 1 ngày.
Các giải bóng đá khác như: Giải Hạng Nhất quốc gia cũng tạm dừng ở vòng 8, Giải Bóng đá hạng Nhì quốc gia 2021 được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quyết định tạm dừng từ lượt trận thứ 2.
Giải Bóng đá Nữ quốc gia phải hoãn ngay trước thềm trận đấu tranh hạng Ba và trận Chung kết.
Những quyết định khó khăn
Như vậy, mùa bóng 2021 đã không chỉ một lần phải tạm hoãn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Điều này gây không ít khó khăn cho các đơn vị chủ quản, các câu lạc bộ, cầu thủ và sự đợi chờ của người yêu bóng đá.
Mới đây, sau khi tổng hợp kết quả kiểm phiếu xin ý kiến các cổ đông và câu lạc bộ, Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có báo cáo gửi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) xem xét kế hoạch tiếp tục tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia 2021.
VPF đề xuất Giải Hạng Nhất quốc gia 2021 sẽ trở lại ngày 20/11/2021 và kéo dài sang năm 2022, Giải V.League 2021 sẽ được bắt đầu bằng các trận đấu bù vòng 13 giai đoạn 1 vào ngày 12/2/2022 và Giải Cúp quốc gia BamBoo Airways 2021 sẽ được khởi tranh trở lại vào ngày 17/1/2022 với vòng 1/8.
Ngoài việc gửi văn bản báo cáo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xem xét phương án tiếp tục tổ chức mùa giải 2021, Công ty VPF kiến nghị VFF điều chỉnh quy định suất lên - xuống hạng của 2 giải Bóng đá vô địch Quốc gia và Hạng Nhất Quốc gia 2021.
Đối với Giải vô địch Quốc gia - LS 2021, kết thúc Giải, chỉ có một Câu lạc bộ xếp thứ 14 trên bảng xếp hạng toàn Giải xuống thi đấu tại Giải hạng Nhất Quốc gia 2022; không có câu lạc bộ thi đấu trận đấu play-off (điều chỉnh chỉ có một suất xuống hạng thay vì 1,5 suất như quy định tại Điều lệ Giải hiện hành).
Đối với Giải Hạng Nhất quốc gia, kết thúc Giải, chỉ có một câu lạc bộ Vô địch được thăng hạng thi đấu tại Giải vô địch Quốc gia 2022, không có Câu lạc bộ thi đấu trận đấu play-off (điều chỉnh chỉ có một suất lên hạng thay vì 1,5 suất như quy định tại Điều lệ Giải hiện hành).
Về suất xuống hạng, câu lạc bộ xếp thứ 13 trên bảng xếp hạng toàn Giải phải xuống thi đấu tại Giải hạng Nhì 2022 (giữ nguyên một suất xuống hạng như quy định tại Điều lệ Giải hiện hành).
Công ty VPF đề xuất Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xem xét, điều chỉnh một số quy định pháp lý liên quan đến vấn đề chuyển nhượng, đăng ký cầu thủ, nhằm phù hợp với tình hình thực tế khi dự kiến kế hoạch, mùa giải năm 2021 sẽ kéo dài đến giữa tháng 3/2022.
Việc kéo dài thời gian các giải đấu sang năm 2022 đem đến khá nhiều bất lợi cho cả đơn vị chủ quản, các câu lạc bộ.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam sẽ gặp tương đối nhiều khó khăn bởi các hợp đồng tài trợ bị ảnh hưởng, việc kêu gọi tài trợ cho các giải đấu sau sẽ “vất vả” hơn.
Các câu lạc bộ phải đối mặt với hàng loạt thách thức, giải đấu tạm hoãn và kéo dài khiến chi phí duy trì đội bóng đội lên rất nhiều, trở thành gánh nặng tài chính.
 
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh, bán vé, thương mại gần như không đem lại nguồn thu. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh, bán vé, thương mại gần như không đem lại nguồn thu. Ảnh: Tá Chuyên/TTXVN
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động kinh doanh, bán vé, thương mại gần như không đem lại nguồn thu, không phải câu lạc bộ nào cũng “rủng rỉnh.” Một số câu lạc bộ đang phải vật lộn tồn tại để chờ ngày bóng lăn.
Điều này khiến tâm lý thi đấu của các cầu thủ phần nào bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của câu lạc bộ cũng chính là “nồi cơm” của họ. Bên cạnh đó, do không được thi đấu trong thời gian dài, việc tập luyện khó có thể đảm bảo xuyên suốt khiến thể lực, kỹ thuật, chiến thuật khó được đảm bảo.
Vấn đề các “ngoại binh” khó giải quyết bởi kéo dài sang năm 2022, việc gia hạn, thay đổi hợp đồng cần phải được bàn bạc, thống nhất kỹ lưỡng.
Việc lùi lịch thi đấu sang năm 2022 gây ra không ít ý kiến chưa đồng thuận giữa VPF và các câu lạc bộ, giữa các câu lạc bộ với nhau.
Một số câu lạc bộ đồng ý theo phương án VPF đề xuất, một số lại không đồng ý, một số đội “bỏ phiếu trắng,” không có ý kiến. Điều này khiến cho những quyết định đưa ra gặp khó khăn do chưa tìm được tiếng nói chung.
Phương án lùi lịch thi đấu sang năm 2022 là quyết định hết sức khó khăn, nhưng rất khó để đưa ra biện pháp tối ưu hơn trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng tới Việt Nam mà cả thế giới. Một số giải đấu quốc tế buộc phải tạm hoãn, hủy. Liên đoàn Bóng đá châu Á phải đưa ra quyết định hủy một số giải đấu trong hệ thống của mình nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch tại các quốc gia.
Người hâm mộ luôn chờ đợi một ngày được “cháy” cùng trái bóng. Nhưng với thực tế dịch bệnh phức tạp như hiện nay, các đơn vị chủ quản, câu lạc bộ và cả hàng triệu người yêu bóng đá đành chấp nhận đợi tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn. Lúc đó, cuộc sống của người dân trở lại bình thường, trái bóng tiếp tục được lăn trên sân cỏ.
Nam Thái (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.