Một thuốc tiểu đường tác động bất ngờ đến ung thư ruột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Loại ung thư gây chết người hàng thứ 2 thế giới có thể bị đẩy lùi bởi một thuốc trị tiểu đường sẵn có trên kệ hàng, một nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy.

Công bố trên tạp chí y học JAMA Oncology, nhóm tác giả từ Đại học Case Western Reserve (Mỹ) cho biết thuốc GLP-1 RA dùng để trị tiểu đường type 2 cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột (còn gọi là ung thư đại trực tràng).

Một loại thuốc trị tiểu đường cho thấy khả năng làm giảm đồng thời nguy cơ ung thư ruột - Ảnh minh họa từ MEDICAL XPRESS

Một loại thuốc trị tiểu đường cho thấy khả năng làm giảm đồng thời nguy cơ ung thư ruột - Ảnh minh họa từ MEDICAL XPRESS

GLP-1 RA là thuốc trị tiểu đường dạng tiêm, giúp giảm đường huyết, cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Thuốc này đã từng được chứng minh là giúp giảm tỉ lệ một số bệnh tim mạch nguy hiểm. Với ung thư ruột, tác dụng giảm nguy cơ mắc được ghi nhận ở cả bệnh nhân béo phì và không béo phì, theo Medical Xpress.

Kết quả này đã được đưa ra từ cuộc phân tích dữ liệu 1,2 triệu bệnh nhân. Họ đã được điều trị bằng thuốc tiểu đường từ năm 2005-2019.

So sánh với phương pháp điều trị phổ biến khác là tiêm insulin, nhóm dung GLP-1 RA, nguy cơ bị ung thư ruột của nhóm dùng GLP-1 RA thấp hơn tận 44%.

Trong khi đó, so sánh với điều trị bằng Metformin, người dùng GLP-1 RA có nguy cơ ung thư ruột thấp hơn 25%.

Theo GS Nathan Berger, đồng tác giả của nghiên cứu, phát hiện này cực kỳ quan trọng trong việc ngừa ung thư ruột ở bệnh nhân tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường type 2 thường đồng thời bị thừa cân - béo phì, mà béo phì lại là một nguyên nhân lớn dẫn đến ung thư ruột.

Cuộc nghiên cứu ban đầu dựa trên lập luận rằng vì thuốc trị tiểu đường này hỗ trợ giảm cân, nên nó cũng giúp đẩy lùi ung thư ruột.

Nhưng việc cả bệnh nhân không béo phì cũng được hưởng lợi cho thấy tiềm năng của thuốc này còn lớn hơn, có thể được khai thác thông qua các nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ung thư ruột là loại ung thư phổ biến hàng thứ 3 thế giới và là nguyên nhân tử vong do ung thư đứng hàng thứ 2.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.