Một thời tô ly điếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, tô-ly-điếu là ước mơ, là khát vọng để phấn đấu của một bộ phận dân cư Pleiku.
Tô là tô phở, ly là ly cà phê và điếu là điếu thuốc. Thời ấy, thuốc Capstan là oách nhất, chỉ dám kêu một điếu và một điếu là đã rất... hoành tráng rồi.
Hồi ấy, Pleiku có 2 hợp tác xã ăn uống là Hội Thương và Hoa Lư. Hợp tác xã ăn uống Hội Thương ở đường Hùng Vương có cả nhà hàng, phục vụ các hội nghị đặt ăn uống. Hợp tác xã ăn uống Hoa Lư ở ngay ngã ba Hoa Lư chỉ ăn sáng cà phê, buổi trưa, chiều có cơm đĩa chứ không nhận đặt tiệc. Có thêm Hợp tác xã tín dụng Hội Thương lừng danh nữa, nó chết cùng vụ nước hoa Thanh Hương với hàng ngàn người trắng tay ở đấy gây ra một vụ khủng hoảng kinh tế rất lớn ở Pleiku, may rồi tới giờ đâu cũng vào đấy.
Tôi và các đồng nghiệp hay ngồi ở cửa hàng Hoa Lư, hôm nào rủng rẻng mới ăn sáng ở các quán khác như Ngọc Sơn, 48, bà Dinh và cà phê thì Kim Liên, Trang vì ở đây rẻ hơn và... nhiều hơn.
Cũng đa phần thanh niên thời ấy không ăn sáng (vì không có tiền chứ không phải kiêng giữ hay giảm béo gì), chỉ làm ly cà phê cóc vỉa hè với thuốc đen như Mai, Đà Lạt, Vàm Cỏ. Gia Lai cũng sản xuất được thuốc, nặng khé cổ là thuốc Biển Hồ. Mà cũng lạ, càng đói khổ càng nghiện thuốc. Cái chuyện nghiện thuốc nó cũng khối chuyện bi hài, nó khiến nhiều người trở nên keo kiệt và xấu tính kỳ lạ, như gặp ai cũng xin, như có 2 loại thuốc trong túi, thuốc để hút và để mời, như trước cổng các cơ quan quan trọng thể nào cũng có hàng thuốc, khách tới liên hệ công tác ghé mua nửa gói vào... giao dịch, như mỗi lần hút thì bí mật thò tay vào túi quần dùng 2 ngón tay “cấu” ra 1 điếu chứ không dám lôi cả bao ra sợ người khác xin.
Thế nên, có tiền lôi nhau đi tô-ly-điếu là cả sự kiện.
Ngày ấy, phở cũng chưa phong phú như giờ. Sợi hủ tiếu, nước mì chính nhiều, thịt bò thái ngang ngửa lộn xộn... nhưng mà ăn cứ thùn thụt. Nhớ có lần nhóm mấy ông nguyên sinh viên Huế chúng tôi vào kêu tới mấy chén ớt khiến các cô phục vụ từ ngạc nhiên tới... nhớ, lần sau vào cứ lẳng lặng gom ớt cho chúng tôi.
Ăn xong thì ly cà phê được bưng ra. Mỗi ly cà phê kèm 1 điếu thuốc.
Cà phê phin, tất nhiên rồi và nó được trộn vài thứ, thơm lừng bơ hoặc mỡ gà. Ngồi lim dim chờ từng giọt tần ngần, chậm rãi rơi xuống ly. Từng giọt, từng giọt cho tới khi hết nước trên phin thì khuấy đường, xong xuôi thì... trịnh trọng đốt điếu thuốc. Cái hơi khói đầu tiên ấy, ngậm lại để chiêu cùng ngụm cà phê đầu tiên, trời ạ, nó chính là... thuốc tiên, con người thấy khoan khoái hẳn.
Có nhiều loại thuốc, tùy từng giai đoạn, nhưng tôi nhớ cái giai đoạn mà tôi đang kể thì nó là Capstan. Từ cái tên thuốc này, giới nghiện ngồi nhìn cà phê rơi, nhìn mây trôi, nhìn khói thuốc bồng bềnh rồi phán ra nhiều nghĩa, kiểu như ngày xưa Tôn Hành Giả thành Giả Hành Tôn, Hành Tôn Giả, Giả Tôn Hành... vậy. Ở đây, nó được suy ra thành: “Cho anh phát súng tim anh nát/Nhưng anh tin số phận anh còn/Chiếc áo phong sương tặng anh nhé/Nặng ân tình son phấn anh cho”... rất ly kỳ. Đa phần là xong cái điếu thuốc xa xỉ ấy thì lại lôi gói thuốc đen trong túi ra hút chứ cà phê mà chỉ 1 điếu thuốc thì nó chưa đã.
Giờ tôi bỏ thuốc, uống cà phê ép máy còn ăn sáng thì rất vất vả để chọn món. Và, tự nhiên nhớ cái thời Tolydieu rồi ước, giá mà lại... ăn khỏe như hồi ấy, lúc nào cũng đói, cũng thèm ăn và tô-ly-điếu là ước mơ mỗi tuần. Các bạn trẻ như thế hệ tôi hồi ấy, giờ cũng chả còn cái nỗi thèm, nỗi ước mơ tô-ly-điếu như chúng tôi. Mừng nhất là bây giờ, số người hút thuốc ít hẳn đi, trở thành thiểu số. 
VĂN CÔNG HÙNG
 

Có thể bạn quan tâm

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.