Mong ước của chàng trai khuyết tật

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Được uống ly “nước mía siêu sạch” ngọt lịm, dịu mát từ những xe nước mía nội thành Pleiku, ít ai biết được trong đó có phần công sức của chàng trai tật nguyền Ngô Văn Trung (SN 1989, trú tại 145 Tăng Bạt Hổ, TP. Pleiku).

Bà Nguyễn Thị Hoàng, mẹ anh Trung, nhìn con trìu mến rồi quay sang nói với tôi: “Tuy bị khuyết tật vận động, không tự đi lại nhưng Trung may mắn còn có đôi tay lành lặn, đầu óc minh mẫn nên vẫn được việc lắm. Từ tấm bé, Trung đã không làm phiền gì đến tôi, còn giúp đỡ gia đình”. Anh Trung đôi tay thoăn thoắt róc mía, nghe mẹ nói thi thoảng ngước nhìn, nở nụ cười thật tươi, chắc lòng anh đang dậy lên niềm vui.

 

Công việc róc mía đã giúp anh Trung có thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Đ.P
Công việc róc mía đã giúp anh Trung có thu nhập, ổn định cuộc sống. Ảnh: Đ.P

Bà Hoàng bắt đầu câu chuyện về người con trai với biến cố đau xót: Năm lên 2 tháng tuổi, Trung bị sốt bại liệt để lại biến chứng teo cơ cả 2 chân, mang tật suốt đời. Không tự đứng lên được bằng đôi chân, Trung phải dịch chuyển nhờ đôi tay trên 2 chiếc đòn nhựa hoặc bằng chiếc xe lắc khi muốn đi đâu xa. Nói về người con trai áp út trong 7 anh chị em, bà Hoàng tâm sự: “Lên 8 tuổi, gia đình thay nhau cõng Trung đến trường, nhưng chỉ đến khi “thông mặt chữ” thì phải dừng lại. Gia cảnh quá khó khăn, một mình tui bươn chải đủ thứ nghề, trong đó có xe nước mía tại nhà. Năm 12 tuổi, Trung giúp tôi việc róc mía. Ban đầu chỉ róc cho mẹ bán. Sau đấy, mấy chị em bạn hàng thấy nó róc nhanh, thương tình muốn tạo việc làm kiếm thu nhập nên nhờ đến. Rồi người nọ mách bảo người kia, mối mang đông dần, nghề không chỉ nuôi được Trung mà còn giúp tôi có khoản tiền nuôi chị em nó đi học xa”.

Tôi đưa mắt nhìn căn phòng diện tích 7 x 4 m xếp dựng những bó mía dài, rồi dừng mắt ở chiếc máy róc mía đặt ngay sau lưng Trung, lên tiếng hỏi: “Đã có máy róc mía sao Trung lại phải ngồi róc thủ công nhọc sức vậy?”. Bà Hoàng lên tiếng thay cậu con trai vẫn đang miệt mài với công việc: “Khi vận hành cần đến 2 người đứng máy, có tôi và cô con gái. Trung không làm được, chỉ giúp việc cất xếp đủ cây, buộc thành bó. Mà cũng chỉ khi nào nhiều người đặt mua với số lượng mới dùng đến máy, còn thì chỉ mỗi mình Trung róc cũng đủ giao cho khách hàng rồi”.

Không đợi Trung dừng tay, tôi bắt chuyện thì được anh cho biết: “Mỗi ngày làm việc hết công suất tôi róc được 15 bó (mỗi bó 50 cây), thu về 300 ngàn đồng. Nhưng mùa mưa dầm, chẳng mấy ai uống nước mía thì nghỉ chơi dài. Cũng muốn tìm thêm việc vào những ngày nhàn rỗi nhưng cả nhà khuyên thôi, vì thương tôi tật nguyền”.

Được biết, Trung là thành viên Hội Người khuyết tật TP. Pleiku từ hơn 10 năm nay. “Đó là điểm tựa đời sống tinh thần của anh chị em khuyết tật vận động. Ưu điểm nổi trội của Hội là tập hợp người khuyết tật lại để cùng động viên nhau “gõ cửa cuộc sống”, dù biết cuộc sống vốn dĩ rất khó khăn, ngay cả với người lành lặn”-Trung nói về tổ chức Hội của mình.

Tôi hỏi Trung về tình cảm lứa đôi, anh cười bẽn lẽn: “Hẳn nhiên là có suy nghĩ đến, mà thực tế thì chưa một lần nắm tay ai. Kể cũng khó, tật nguyền thế này! Tôi biết, bây giờ thì còn có mẹ, anh chị em nương tựa vào nhau chứ mai sau về già, sức khỏe càng yếu hơn thì…”-Trung bỏ lửng câu nói.

Trung ước muốn có được chiếc xe điện 3 bánh thay cho chiếc xe lắc tay để đi đường xa, ngược dốc đỡ nhọc sức, lại chở thêm được một người khi cần. “Tôi tích cóp mãi mà vẫn chưa đủ số tiền 17 triệu đồng để sở hữu một chiếc xe như vậy. Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ các nhà hảo tâm”-Trung tình thật.

Dừng tay, Trung ngồi trên chiếc đòn kê ngẩng lên nhìn tôi nói lời chia tay. Nhìn vào đôi mắt sáng cùng phần cơ thể lành lặn chắc nịch của Trung, tôi hiểu rằng ẩn sâu đằng sau đó là những mong muốn lớn lao, cả việc làm được nhiều điều hơn nữa cho bản thân cũng như cho người mẹ đơn thân đã tảo tần nuôi anh chị em Trung khôn lớn.

Đình Phê

Có thể bạn quan tâm

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

Cấp sổ đỏ lần đầu ngay tại xã, phường: Bước đột phá trong cải cách hành chính

(GLO)- Từ ngày 1-7, UBND cấp xã sẽ thực hiện cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân, hộ gia đình. Đây được xem là bước đột phá trong cải cách hành chính. Không chỉ là sự nỗ lực nhằm cụ thể hóa chủ trương xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, quy định này còn thể hiện rõ nét mục tiêu “vì dân phục vụ”.

Kbang: Nam thanh niên đuối nước khi đi tắm tại lòng hồ

Gia Lai: Tìm thấy thi thể nam thanh niên đuối nước tại lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak

(GLO)- Thiếu tá Phùng Văn-Phó Trưởng Công an xã Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết: Khoảng 7 giờ 40 phút ngày 10-7, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH khu vực An Khê và Công an xã Kbang đã vớt được thi thể em L.Đ.T. (SN 2007, trú tại tổ 3, xã Kbang) bị đuối nước tại khu vực lòng hồ Thủy điện An Khê-Ka Nak.

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

Giải tỏa nỗi lo tự sản tự tiêu

(GLO)- Gần đây, hàng loạt vụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị phanh phui và xử lý. Tuy nhiên, củng cố niềm tin người tiêu dùng vào hàng hóa và sản phẩm, dịch vụ hiện nay vẫn là thách thức rất lớn.  

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

Báo Bình Định chuyển giao dữ liệu sang Báo Gia Lai

(GLO)- Ngày 1-7, thực hiện chủ trương sáp nhập giữa tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh Gia Lai, Báo Gia Lai và Báo Bình Định cũng chính thức về chung một nhà, là cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Gia Lai, là tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Gia Lai.

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Thời khắc lịch sử đưa tỉnh Gia Lai bước vào hành trình phát triển mới

Hôm nay, ngày 1.7.2025, tỉnh Gia Lai (hợp nhất từ tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ)) chính thức hoạt động theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 ngày 12.6.2025 của Quốc hội. Đồng chí Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên Báo Gia Lai nhân sự kiện đặc biệt này.

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

Chung tay tiếp sức cho học sinh vùng khó

(GLO)- Suốt 36 năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nguyễn Khuyến (xã Chư Krey, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn ngày ngày bền bỉ thắp sáng tri thức cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Nhiều thế hệ học trò vùng khó trưởng thành, vươn lên bằng con chữ và tri thức.

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã sẵn sàng cho ngày 1.7

Ngày 1.7, chính quyền hai cấp của tỉnh Gia Lai (mới) chính thức đi vào hoạt động. Cùng với đó, 58 xã, phường mới trên địa bàn tại tỉnh Bình Ðịnh hiện nay sẽ vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã - nơi được kỳ vọng trở thành bộ mặt hành chính, điểm tựa tin cậy cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công hiện đại, thuận tiện, hiệu quả.
Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Khai mở tư duy cải cách, phục vụ

Giai đoạn 2020 - 2025 ghi dấu bước chuyển mình của công tác cải cách hành chính tại Bình Ðịnh. Với quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo đồng bộ, tỉnh không chỉ nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp mà còn tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững.
Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Kỳ vọng từ mô hình “phi địa giới”

Chiều 25.6, tại nhiều xã, phường trên địa bàn hai tỉnh Bình Ðịnh và Gia Lai, một cuộc vận hành thử mô hình chính quyền số 2 cấp đã đồng loạt diễn ra. Ðây là bước chuyển quan trọng để thích ứng với yêu cầu mới sau sáp nhập, khi không gian hành chính được mở rộng và việc giải quyết thủ tục hành chính không còn bị giới hạn bởi ranh giới địa lý.
Thư Tòa soạn

Thư Tòa soạn

(GLO)- Cùng với việc sáp nhập tỉnh, từ ngày 1-7, Báo Gia Lai hợp nhất với Báo Bình Định thành Báo Gia Lai mới.

null