Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mỗi năm, Việt Nam phát hiện khoảng 16.000 người mắc ung thư đại trực tràng. Đa số người bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị khó khăn, tốn kém. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị Phẫu thuật đại trực tràng khu vực Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ngày 2-12 tại TP. Hồ Chí Minh.

Nguồn tin của Thông Tấn xã Việt Nam: Hội nghị Phẫu thuật đại trực tràng khu vực Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh trong 2 ngày ( 2 và 3-12-2022) thu hút sự tham dự của 300 bác sĩ phẫu thuật trong khu vực ASEAN (như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philliphines, Myanmar, Malaysia) và các báo cáo viên đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Dấu hiệu ung thư đại trực tràng. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng Online

Hội nghị tập trung thảo luận gần 50 chuyên đề về chẩn đoán và phẫu thuật điều trị các bệnh lý về trực tràng nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng; trong đó có chuyên đề đặc biệt về “Cập nhật mới nhất về giải pháp toàn diện trong phẫu thuật ít xâm lấn ung thư đại trực tràng”.

Hội nghị là diễn đàn để các bác sĩ phẫu thuật trong khu vực ASEAN chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật những giải pháp mới nhất trong phẫu thuật ung thư đại trực tràng, thúc đẩy sự hợp tác chuyên môn quốc tế nhằm nâng cao kết quả điều trị cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng trong khu vực.

Báo Sài Gòn Giải Phóng Online đưa tin: Báo cáo tại hội nghị, TS-BS Lâm Việt Trung-Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, chủ tọa hội nghị cho biết, ung thư đại trực tràng là ung thư gây tử vong và có số ca mắc mới đứng thứ 5, sau ung thư gan, phổi, vú và dạ dày. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 16.000 trường hợp mới mắc ung thư đại trực tràng. Riêng Bệnh viện Chợ Rẫy trung bình mỗi năm thực hiện khoảng 1.200 ca phẫu thuật ung thư đại trực tràng.

“Hiện Việt Nam vẫn chưa có chương trình tầm soát quốc gia về ung thư đại trực tràng nên đa số người dân khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém”, TS-BS Lâm Việt Trung thông tin.

Theo TS-BS Lâm Việt Trung, từ năm 2001, các cơ sở y tế tại Việt Nam đã bắt đầu triển khai phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng phương pháp nội soi ít xâm lấn. Đến nay hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh đã có thể tự thực hiện được phẫu thuật ung thư đại trực tràng bằng phương pháp nội soi nhờ sự chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên.

Theo bác sĩ Lâm Việt Trung, với những tiến bộ trong ngành ngoại khoa, khi có chỉ định phù hợp, bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng sẽ được điều trị bằng biện pháp phẫu thuật ít xâm lấn, sử dụng các dụng cụ phẫu thuật tiên tiến, toàn diện cho các bước trong cuộc mổ, giúp rút ngắn thời gian phẫu thuật, tăng hiệu quả và độ an toàn.

Hiện nay, phẫu thuật ung thư đại trực tràng ở Việt Nam đã trở thành phẫu thuật tiêu chuẩn với các phương tiện, dụng cụ tốt và đội ngũ nhân sự có tay nghề, chuyên môn cao. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân đôn, tình trạng quá tải vẫn diễn ra ở một số bệnh viện tuyến cuối, trong khi một số bệnh viện tuyến dưới chưa đáp ứng được năng lực điều trị-Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin.

Bác sĩ Lâm Việt Trung khuyến cáo, kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, ung thư đại trực tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh như: hạn chế thịt đỏ, thức uống có cồn, tăng các loại thực phẩm nhiều chất xơ; tăng cường vận động thể lực.

QUANG VĂN (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.