Mô hình nuôi heo lai siêu nạc gặp khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phát huy vai trò liên kết trong chăn nuôi giữa các hộ hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, mô hình tổ liên kết chăn nuôi heo lai siêu nạc ở xã Hà Tam (huyện Đak Pơ) được triển khai thực hiện đến nay đã 1 năm. Tuy nhiên, trong mấy tháng gần đây, giá heo hơi trên thị trường liên tục sụt giảm khiến các hội viên không còn mặn mà, phần nào tác động đến việc duy trì và nhân rộng mô hình.

Được triển khai từ tháng 5-2016, mô hình tổ liên kết nuôi heo lai siêu nạc thực hiện thí điểm ở 20 thành viên có hoàn cảnh khó khăn là hội viên Hội Phụ nữ xã Hà Tam nhằm hỗ trợ các gia đình tăng thêm thu nhập. Với tổng kinh phí hơn 140 triệu đồng, mỗi hội viên tham gia được cấp 3 con heo giống và thức ăn với số tiền hỗ trợ khoảng 7 triệu đồng. Cùng với đó, Ban Chủ nhiệm mô hình phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện mở lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật giúp chị em chăn nuôi hiệu quả.

 

Trước áp lực giá cả giảm thấp nhiều hội viên chỉ dám duy trì đàn heo với số lượng ít. Ảnh: V.T
Trước áp lực giá cả giảm thấp nhiều hội viên chỉ dám duy trì đàn heo với số lượng ít. Ảnh: V.T

Là thành viên tham gia mô hình, chị Đinh Thị Gar (làng Hway, xã Hà Tam) cho biết: Thu nhập của gia đình rất bấp bênh nên khi tham gia, chị em rất phấn khởi vì được hỗ trợ tiền giống và tiền thức ăn. Với cách thức chăn nuôi nhốt chuồng, cộng với việc được phổ biến kiến thức áp dụng kỹ thuật mới nên heo xuất chuồng trọng lượng khoảng 80 kg/con. Lứa heo đầu tiên xuất bán, gia đình thu lãi khá, nhưng sau đó lãi không nhiều nữa. Với giá như hiện nay, gia đình chỉ dám duy trì nuôi 1 con trong chuồng.

So với cách nuôi truyền thống, nuôi theo mô hình này được đánh giá hiệu quả hơn nhiều, heo ít xảy ra dịch bệnh, trọng lượng tăng trưởng tốt, thị trường ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, giá heo đang xuống thấp nên người nuôi không thu lãi được bao nhiêu. Nhiều hội viên lúc đầu có ý định phát triển đàn heo nhưng nay chỉ cố gắng duy trì; những hội viên chưa tham gia lại tỏ ra ngần ngại. Chị Đinh Thị Tới (làng Hway, xã Hà Tam) chia sẻ: “Trong làng chỉ có một gia đình thí điểm nhưng trong điều kiện giá bấp bênh, ai cũng thấy lo, không biết nên tham gia hay không”.

Chị Trần Thị Nhật Bình-Chủ nhiệm mô hình Tổ liên kết nuôi heo lai siêu nạc, cho hay: “Theo quy trình, heo nuôi 3 tháng sẽ cho xuất chuồng nhưng có những chị nuôi quá thời gian vẫn chưa bán vì giá thấp. Đầu ra không ổn định nên nhiều chị em không còn mặn mà. Việc duy trì và nhân rộng để các hội viên khác tham gia sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới”.

Theo bà Phạm Thị Thúy-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đak Pơ: Sau khi sơ kết mô hình cho thấy, mỗi con heo nuôi 3 tháng, hộ lãi thấp nhất cũng được 500 ngàn đồng, hộ cao lãi gần 2 triệu đồng. Theo quy chế, sau lứa xuất chuồng đầu tiên, các thành viên tham gia tổ liên kết phải trả lại 1/3 số tiền hỗ trợ ban đầu để Ban Chủ nhiệm tiếp tục bình xét cho các chị em khác vay.

“Mô hình này dự kiến sẽ nhân rộng ra các xã khác trong huyện, tuy nhiên trước áp lực giá heo hơi trên thị trường đang ở mức rất thấp cộng với đầu ra không ổn định, việc chăn nuôi của các chị em gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền và tạo điều kiện để các hội viên tham gia tổ liên kết duy trì đàn”-bà Thúy cho biết thêm.

Vũ Thảo

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chị Rcom H’Sra ( bìa trái, buôn Rưng Ma Nin) làm thủ tục vay vốn tại điểm giao dịch xã Ia Rbol. Ảnh: Vũ Chi

Hiệu quả của điểm giao dịch xã trong hoạt động tín dụng chính sách ở Ayun Pa

(GLO)- Với phương châm “Phục vụ tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng mạng lưới điểm giao dịch tại tất cả các xã, phường, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, thuận tiện.

null