Máy bay phun thuốc trừ sâu: Khỏe người, hiệu quả thấy rõ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thạc sĩ Lâm Trọng Nghĩa - cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên dám thành lập tổ dịch vụ bay phun thuốc bảo vệ thực vật trên lúa ở ĐBSCL. Dù mới hình thành nhưng mô hình đã chứng minh hiệu quả rõ rệt.
Phun thuốc bằng máy bay
Lâm Trọng Nghĩa (SN 1987), ngụ ở khóm 3, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ chuyên ngành nuôi trồng thủy sản năm 2009, Lâm Trọng Nghĩa được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Hoàng Long, xã Phú Cường, huyện Tam Nông (phụ trách kỹ thuật vùng nuôi cá tra). Làm việc không bao lâu, Nghĩa được tín nhiệm giao giữ chức Phó Trưởng Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ của công ty.
Từ năm 2012 đến nay, Trọng Nghĩa về nhận nhiệm vụ tại Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tam Nông).
 
 
 
   Lâm Trọng Nghĩa và chiếc máy bay phun thuốc trừ sâu. Ảnh: T.T
Sau 2 tháng đưa vào hoạt động, trạm phun thuốc dịch vụ bằng máy bay của Lâm Trọng Nghĩa đã phục vụ trên 200ha lúa. Mỗi ha phun thuốc chỉ mất 20 phút, giá thuê máy bay phun dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/ha.

Tháng 10/2017, Lâm Trọng Nghĩa được cử đi học thạc sĩ tại Trường Chính sách công và quản lý Fulbright - Đại học Fulbright. Đến tháng 6/2019, Nghĩa hoàn thành khóa học…
Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nên Nghĩa luôn trăn trở, trong thời đại công nghệ 4.0, làm sao ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào đồng ruộng để xóa bỏ tập quán sản xuất lúa lạc hậu của người nông dân. Từ đó, Nghĩa luôn ra sức tìm tòi, học hỏi và sáng tạo để vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
“Tình cờ tôi gặp được lãnh đạo của Công ty Agras, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dòng máy bay phun thuốc trên cây trồng-đặc biệt hiệu quả với cây lúa (ký hiệu máy bay là DJI MG-1P). Nhận thấy đây là cơ hội “có một không hai” tôi lập tức xúc tiến nhanh các thủ tục và đầu tư vốn để thành lập Trạm phun dịch vụ bằng máy bay, với quyết tâm đưa công nghệ 4.0 về phục vụ nông dân” – Nghĩa chia sẻ.
Đây là trạm phun dịch vụ đầu tiên của Công ty Agras tại miền Tây, do Lâm Trọng Nghĩa làm trưởng trạm.
Sau khi thành lập trạm, anh Nghĩa cùng các cộng sự đầu tư khoảng nửa tỷ đồng mua máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và một số trang thiết bị chuyên dụng để phục vụ cho nông dân sản xuất lúa. Đầu tháng 5/2019, anh đưa máy bay phun thuốc BVTV trình diễn miễn phí tại nhiều điểm canh tác lúa trong toàn huyện Tam Nông. Lúc đầu, nông dân chưa tin tưởng vào phương pháp phun thuốc bằng máy bay do lượng nước giảm đến 90%; chưa có những dòng thuốc BVTV chuyên dụng cho máy bay… Nhưng, Nghĩa không nản lòng và quyết tâm tháo gỡ.
“Để tạo niềm tin trong nông dân, tôi vừa đưa máy bay phun thuốc vào hoạt động miễn phí vừa kiên trì kết hợp giải trình, thuyết phục… nên đến nay đã có nhiều nông dân tin tưởng và ký hợp đồng phun thuốc BVTV trên lúa bằng máy bay toàn vụ. Bởi, máy bay này phun thuốc rất đều và hiệu quả; hiệu suất làm việc cao gấp 10 lần so với phun xịt thủ công.
Một máy bay có thể phun 30ha/ngày, hiệu quả trị bệnh tối ưu, giảm lượng thuốc sử dụng, tránh tồn dư hóa chất trên sản phẩm lúa sau thu hoạch, không thất thoát lúa do giẫm đạp trong quá trình phun và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động do không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất” – Nghĩa nói.
Mở rộng mô hình
Trước hiệu quả và lợi ích đạt được từ chiếc máy bay phun thuốc BVTV phòng trị bệnh cho lúa, đến nay, sau 2 tháng đưa vào hoạt động, trạm phun thuốc dịch vụ bằng máy bay của Lâm Trọng Nghĩa đã phục vụ trên 200ha lúa. Phun thuốc mỗi ha chỉ mất có 20 phút, giá thuê máy bay phun dao động từ 180.000 - 200.000 đồng/ha.
Anh Lê Thanh Tiếng (ở ấp K8, xã Phú Đức, huyện Tam Nông) canh tác 5ha lúa rất hài lòng khi thuê dịch vụ của Nghĩa sử dụng chiếc máy bay phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trên ruộng của mình. Anh Tân cho biết: “Từ ngày có máy bay phun thuốc của Nghĩa, bà con rất phấn khởi. Bởi, tính ra giá thành rẻ và phun nhanh hơn so với mình mướn phun thủ công”.
Với những hiệu quả thiết thực ban đầu, Lâm Trọng Nghĩa vui vẻ chia sẻ: “Tôi đang chọn mô hình này làm hồ sơ để đi thi khởi nghiệp. Dự định sắp tới, tôi sẽ tăng thêm số lượng máy bay, vì hiện nay nhu cầu của nông dân rất lớn. Đồng thời kết hợp đào tạo lái máy bay để giúp thanh niên địa phương có việc làm ổn định và tăng thu nhập; kết hợp với các trung tâm dịch vụ nông nghiệp trong tỉnh thực hiện các mô hình khuyến nông, tạo điều kiện cho mọi nông dân có thể tiếp cận với công nghệ mới. Đồng thời, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về phun thuốc BVTV bằng máy bay, tạo cơ sở cho việc ứng dụng thiết bị này trong nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn”.
Trọng Trung (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.