Màu xanh bên đồi Chư Tẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Dưới chân đồi Chư Tẻ, những ngôi làng của xã A Dơk (huyện Đak Đoa, Gia Lai) có bước chuyển mình mạnh mẽ. Bên con đường rải nhựa phẳng lỳ, những ngôi nhà xây kiên cố ẩn hiện giữa màu xanh ngút ngàn của cây cối. Cuộc sống của người dân đang từng ngày khởi sắc.

Ký ức buồn

Trong căn phòng còn thơm mùi vữa tại trụ sở xã, ông Y Mưn-Bí thư Đảng ủy xã A Dơk-chia sẻ: Xã hiện có 7 thôn, làng với 6 làng người Jrai và Bahnar. Từ năm 2000 trở về trước, xã A Dơk có 80% hộ dân thuộc diện nghèo. Trong khi các huyện lân cận người dân biết trồng cây công nghiệp và có thu nhập khá thì người dân nơi đây chỉ biết trồng cây mì, cây lúa. “Nghèo khổ quá nên dân trong xã phải tìm cách kiếm đủ cái ăn. Nghe kẻ xấu xúi giục vượt biên sống sung sướng là họ trốn đi. Một số người đi được gửi nhiều tiền về càng khiến người dân mất niềm tin vào cuộc sống hiện tại”-ông Mưn trầm giọng kể lại chuyện cũ.

Trong những ngày tháng đó, A Dơk trở thành “điểm nóng” về an ninh trật tự. Đồi Chư Tẻ và những bụi cây, bờ suối quanh xã trở thành nơi ẩn nấp của những người bị lung lạc về mặt tư tưởng. “Kẻ xấu lợi dụng sơ hở đến xúi giục, kích động nên một số đối tượng ra mặt chống đối chính quyền. Đỉnh điểm là năm 2001, dân các làng kéo nhau đi biểu tình, nhiều người có biểu hiện chống đối, phá phách”-ông Mưn kể thêm.

 Một góc xã A Dơk. Ảnh: N.T
Một góc xã A Dơk. Ảnh: N.T



Khi người dân nhận thức được sự sai trái thì nhiều ngôi làng xơ xác, điêu tàn sau cơn sóng do chính mình tạo ra. Sau các cuộc biểu tình, bạo loạn, với sự vào cuộc khẩn trương của các cấp chính quyền và sự nỗ lực của người dân, những ngôi làng ở xã A Dơk đã thay da đổi thịt. Người dân ở A Dơk đã biết trồng các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… nhằm phát triển kinh tế gia đình. Sự khởi sắc này có sự chung tay góp sức của Báo Gia Lai-đơn vị được tỉnh giao phụ trách xã từ năm 2004 đến năm 2008.

Vươn mình khởi sắc  

18 năm là khoảng thời gian để một đứa trẻ ở A Dơk trưởng thành. Những ngôi làng ở xã này cũng vậy. Men theo con đường rải nhựa từ đồi Chư Tẻ chạy ngang qua địa phận xã, sẽ thấy một A Dơk đang từng ngày khởi sắc. Hai bên đường nhà cửa san sát. Có rất nhiều nhà xây kiên cố. Dân mỗi làng dựng nhà sát nhau như một khu phố nhỏ. Nhà cửa có xây tường rào bao quanh, phía trong láng xi măng sân và được quét dọn sạch sẽ.

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xã, ông Những-Phó Chủ tịch UBND xã A Dơk-cho biết: “Bây giờ ở xã đã khác xưa nhiều rồi. Dân các làng chăm chỉ làm ăn và chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, không còn tình trạng vượt biên. Toàn xã có 1.332 hộ thì có 378 hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Có hộ là gương nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của tỉnh. Hiện xã chỉ còn 27% hộ nghèo theo tiêu chí mới”.

Một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi ở xã là anh Uih (làng Djrông). Mỗi năm gia đình anh Uih thu nhập vài trăm triệu đồng từ các loại cây trồng như: cao su, cà phê, lúa, mì… “Nhà mình có mấy héc ta đất nên thu nhập ổn định. Từ nguồn tiền này, mình xây nhà và mua sắm thêm đồ đạc phục vụ sinh hoạt và để nuôi con cái ăn học”-anh Uih bộc bạch.

Giàu nhất xã và cũng là tấm gương cho dân các làng noi theo làm kinh tế là ông Y Nhứi (làng Piơng). Hàng năm, gia đình ông Y Nhứi có thu nhập vài trăm triệu đồng. Hiện ông đã mua được xe ô tô và xây dựng nhà cửa khang trang. 3 người con của ông Nhứi đang theo học tại các trường đại học có uy tín trong nước. Gia đình ông Nhứi là tấm gương trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã A Dơk. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã hiến gần 5.000 m2 đất để làm đường giao thông trong làng. Từ năm 2010 đến nay, ông Nhứi liên tục được Chính phủ, UBND tỉnh và huyện Đak Đoa khen tặng trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi...

 

NGUYỄN TÚ

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...