Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip chính thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Công an đã ký ban hành Thông tư số 06/2021/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử có hiệu lực từ ngày 23.1.2021.

Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử chính thức. Ảnh: BCA.
Mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử chính thức. Ảnh: BCA.



Thông tư số 06 quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác, chất liệu thẻ Căn cước công dân (CCCD) và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc sản xuất, cấp và quản lý mẫu thẻ CCCD.

Đối tượng áp dụng, bao gồm: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD; Công an các đơn vị, địa phương; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý thẻ CCCD.


 

 Hình ảnh thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. Ảnh: BCA.
Hình ảnh thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử. Ảnh: BCA.



Đối với hình dáng, kích thước và chất liệu thẻ CCCD, Thông tư số 06 quy định thẻ CCCD có hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ¬± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Thẻ CCCD được sản xuất bằng chất liệu đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

Nội dung thẻ CCCD quy định mặt trước thẻ CCCD gồm các thông tin sau:

- Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ CCCD cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến/Date of expiry;

- Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; biểu tượng chíp; mã QR; Số/No; Họ và tên/Full name; Ngày sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Quê quán/Place of origin; Nơi thường trú/Place of residence;

Mặt sau thẻ CCCD gồm các thông tin sau:

- Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ CCCD; chíp điện tử.

- Bên phải, từ trên xuống, có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ CCCD.

Cùng với đó, chíp điện tử được gắn ở mặt sau thẻ CCCD và lưu trữ thông tin cơ bản của công dân. Ngôn ngữ khác trên thẻ CCCD là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Ngoài ra, thẻ CCCD đã được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD theo quy định tại Thông tư số 06. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ thẻ CCCD được cấp trước ngày Thông tư số 06 có hiệu lực thi hành thì vẫn nguyên hiệu lực pháp luật.

 

https://laodong.vn/phap-luat/mau-the-can-cuoc-cong-dan-gan-chip-chinh-thuc-874344.ldo

Theo Việt Dũng (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.