Mang Yang: Nhiều giải pháp nâng độ che phủ rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Huyện ủy Mang Yang (tỉnh Gia Lai) vừa ban hành Nghị quyết số 11-NQ/HU về việc “Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện, giai đoạn 2020-2025”. Theo đó, Nghị quyết đặt mục tiêu đạt độ che phủ rừng 51%, tương ứng với trên 500 ha rừng tái sinh, bình quân mỗi năm trồng khoảng 100 ha.
Ông Trần Tất Đắc-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Mang Yang-cho biết: Để Nghị quyết số 11-NQ/HU đi vào cuộc sống, đơn vị phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ, Phòng Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, khôi phục diện tích rừng từ nay đến năm 2025; riêng trong năm 2020 đã triển khai trồng rừng tập trung được 120 ha.
“Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo vệ rừng, Hạt Kiểm lâm thường xuyên phối hợp với ngành chức năng, các đơn vị chủ rừng và chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng nhằm hạn chế tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp, góp phần bảo vệ rừng”-ông Đắc thông tin.
Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tích cực tham gia trồng và chăm sóc rừng, huyện còn thành lập các tổ, nhóm quản lý bảo vệ rừng tại các xã; chỉ đạo các xã quy hoạch diện tích rừng cần khoanh nuôi, bảo vệ khu trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ. Với nhiều biện pháp tích cực, nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa của rừng dần được nâng lên, bà con tích cực hơn với vai trò tham gia khoanh nuôi tái sinh rừng, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng.
Ông Phạm Đăng Ngọc (bìa phải; xã Ayun, huyện Mang Yang) chăm sóc rừng trồng được nhận giao khoán. Ảnh: Hà Phương
Ông Phạm Đăng Ngọc (bìa phải; xã Ayun, huyện Mang Yang) chăm sóc rừng trồng nhận giao khoán. Ảnh: Hà Phương
Năm 2019, gia đình ông Phạm Đăng Ngọc (làng Kon Brung, xã Ayun) đã được hỗ trợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng hơn 20 ha rừng. Sau gần 2 năm, rừng keo của gia đình ông đã phát triển khá tốt.
Ông Ngọc bộc bạch: “Được cán bộ Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng hướng dẫn nên gia đình tôi chăm sóc tốt diện tích rừng đã trồng. Tôi còn tận dụng diện tích khi cây rừng còn nhỏ để trồng hoa màu và trồng xen hơn 2.000 cây chuối. Cộng với lợi ích thu từ rừng, năm vừa rồi, gia đình tôi thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Ông Lê Trọng-Chủ tịch UBND huyện Mang Yang-cho biết: Để gia tăng độ che phủ rừng, huyện xác định trước hết phải bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, chú trọng khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắn với đẩy mạnh trồng rừng.
“Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng, đồng thời thực hiện tốt các dự án, chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở gần rừng, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, qua đó huy động cộng đồng cùng chung sức bảo vệ rừng”-ông Trọng nói.

Huyện Mang Yang hiện có hơn 66.240 ha rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp, trong đó, đất có rừng gần 53.140 ha (rừng tự nhiên hơn 44.460 ha, rừng trồng hơn 8.600 ha), đất lâm nghiệp chưa có rừng trên 13.100 ha (trong đó rừng trồng chưa thành rừng hơn 1.350 ha). Độ che phủ rừng của huyện đang ở ngưỡng 49,02%, trong đó diện tích rừng trong quy hoạch lâm nghiệp là 53.139 ha, tỷ lệ độ che phủ 47,14%, diện tích rừng ngoài quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp là 2.110 ha, đạt tỷ lệ độ che phủ 1,87%.

HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.