Mang Yang: Dư nợ tín dụng chính sách đạt 97,73% kế hoạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 5-10, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết công tác 9 tháng và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2023.

Dự hội nghị có bà Hoàng Thị Lan Anh-Huyện ủy viên-Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện; lãnh đạo các phòng chuyên môn của UBND huyện và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Nhật

Quang cảnh hội nghị. Ảnh Thanh Nhật

Toàn huyện hiện có 194 tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong 9 tháng qua, doanh số cho vay vốn tín dụng chính sách đạt gần 81 tỷ đồng, với 2.027 lượt hộ vay. Tổng dư nợ của 13 chương trình tín dụng gần 359 tỷ đồng, tăng gần 33 tỷ đồng so với đầu năm 2023, đạt 97,73% kế hoạch; số hộ dư nợ là 8.836, bình quân dư nợ 40,6 triệu đồng/hộ (tăng 2,27 triệu đồng/hộ so với năm 2022)…

Vốn tín dụng chính sách, đã giúp cho 393 lượt hộ nghèo, 456 lượt hộ cận nghèo và 51 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh; giải quyết việc làm cho 184 lao động và cải tạo 554 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chuẩn quốc gia. Qua đó, góp phần quan trọng vào giảm tỷ lệ hộ nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội địa phương…

Hộ ông Anhuê (làng Đak Trôi, xã Đak Yă) được vay nguồn vốn giải quyết việc làm để chăn nuôi dê. Ảnh: Thanh Nhật

Hộ ông Anhuê (làng Đak Trôi, xã Đak Yă) được vay nguồn vốn giải quyết việc làm để chăn nuôi dê. Ảnh: Thanh Nhật

Hội nghị đã dành thời gian thảo luận về những mặt tồn tại, cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình cho vay thời gian qua, đồng thời, thống nhất triển khai nhiệm vụ công tác tín dụng chính sách những tháng còn lại của năm 2023. Theo đó, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện bám sát kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025 và định hướng, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh để tiếp tục tham mưu Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW và Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách.

Cùng với đó, tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, địa phương để tăng trưởng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác ở địa phương. Tập trung triển khai hoàn thành kế hoạch tín dụng được giao năm 2023, đặc biệt là cho vay phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính Phủ. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện; công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NHCSXH nhất là đối với các hội, đoàn thể cấp xã.

Các tổ chức chính trị-xã hội nhận vốn ủy thác tăng cường phối hợp với NHCSXH trong việc nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn những hội đoàn thể xã, tổ tiết kiệm và vay vốn và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Điểm giao dịch tại xã. Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bỏ đi khỏi địa phương, có biện pháp kiên quyết xử lý thu hồi nợ đối với những hộ vay chây ỳ.

Có thể bạn quan tâm

Rong ruổi theo cánh ong bay

Rong ruổi theo cánh ong bay

(GLO)- Cuộc sống của những người nuôi ong mật ở phía Tây tỉnh Gia Lai quanh năm rong ruổi theo cánh ong bay. Họ di chuyển đàn ong khắp núi rừng theo mùa hoa từ Tây Nguyên ra tận miền Bắc để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ong làm mật.

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

Cảng Quy Nhơn chuyển mình theo hướng cảng xanh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ngày 2-6-2021 của Cục Hàng hải Việt Nam về kế hoạch triển khai Đề án phát triển cảng xanh tại Việt Nam, Cảng Quy Nhơn là một trong những đơn vị tiên phong từng bước hiện thực hóa mô hình cảng xanh-cảng bền vững.

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

Lợi ích kép từ cơ chế một cửa của ngành thuế

(GLO)- Cơ chế một cửa là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính thuế, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, mang lại lợi ích kép cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế. Cơ chế nói trên phát huy tốt khi hình thành tỉnh Gia Lai mới.

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null