Mang niềm vui cho học trò nghèo vùng biên huyện Ia Grai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 600 phần quà ý nghĩa đã được trao tận tay học sinh nơi vùng biên giới của huyện Ia Grai, Gia Lai vào ngày 11-10 vừa qua. Chương trình do Sở Tài chính phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và nhóm Vòng tay yêu thương Đà Nẵng tổ chức.
Có lẽ lâu lắm rồi các em học sinh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía) mới có một buổi chiều náo nhiệt, vui vẻ đến thế. Khi chúng tôi đến, gần 600 em nhỏ đã tập trung hết ở sân trường, mặc cho cái nắng gay gắt vùng biên. Trên từng gương mặt ngây thơ hiện rõ sự đợi chờ, háo hức.
Dưới sự dẫn dắt duyên dáng và không kém phần gần gũi của cô gái trẻ Phương Uma-thành viên nhóm Vòng tay yêu thương Đà Nẵng, những học trò nhỏ vùng biên từ cảm giác rụt rè ban đầu đã mạnh dạn hơn, nhiệt tình tham gia các trò hoạt náo, hỏi-đáp kiến thức cơ bản… để được nhận những phần quà ý nghĩa như: giày, mũ, áo khoác, bút màu, bình nước, gấu bông, ba lô, hộp đựng bút… Tiếng cười nói rộn rã cả sân trường.
 Các em học sinh hào hứng tham gia múa hát cùng thiện nguyện viên. Ảnh: M.T
Các em học sinh hào hứng tham gia múa hát cùng thiện nguyện viên. Ảnh: M.T
Chị Nguyễn Bích Thủy-Trưởng nhóm Vòng tay yêu thương Đà Nẵng-chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên nhóm lên Gia Lai làm chương trình thiện nguyện ở vùng biên giới, nhưng riêng cá nhân tôi thì rất nhiều lần rồi. Bởi lẽ, tôi đã có 20 năm gắn bó với mảnh đất này khi còn là phóng viên Báo Lao Động, phụ trách khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Nhóm chúng tôi là cầu nối giữa các Mạnh Thường Quân với các cháu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn lắm khó khăn, thiếu thốn. Phối hợp với Sở Tài chính và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thực hiện chương trình này, chúng tôi mong muốn mang đến cho các em nhỏ một “bữa tiệc tinh thần” đúng nghĩa, đồng thời hỗ trợ thêm sách vở, đồ dùng học tập và tặng học bổng khuyến học nhằm động viên các em tiếp tục vượt khó đến trường, hiện thực hóa ước mơ theo đuổi con chữ”.
Gần 600 suất quà gồm: vở, bảng đen, bút, tẩy, thước kẻ, nước ngọt, bánh kẹo…; 200 bộ sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 5; gần 1.000 đầu sách cho thư viện tại điểm trường làng Bang cùng nhiều phần quà ý nghĩa khác đã được Ban tổ chức chương trình trao tận tay các em học sinh và Ban Giám hiệu nhà trường. Ngoài ra, 20 học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn cũng nhận được 20 suất học bổng (500.000 đồng/suất). Tổng trị giá quà tặng hơn 65 triệu đồng. Đang khám phá phần quà vừa được nhận, em Siu Thưa (lớp 4B) vui vẻ khoe: “Em trả lời đúng câu hỏi và được các cô chú tặng một cái ba lô thật đẹp. Em rất thích. Em sẽ dùng nó để đựng sách vở và đồ dùng học tập đến trường. Cái cặp sách của em mua đã lâu nên cũ và rách rồi”. Còn em Trần Thị Gia Như (lớp 3A) thì phấn khởi nói: “Em chưa bao giờ được tham gia chương trình hấp dẫn như thế này, vừa được chơi cùng các bạn, vừa được nhận quà, lại có cả bánh bao và nước ngọt để ăn uống nữa. Tụi em vui lắm”.  
Thầy Trần Văn Chương-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cù Chính Lan-cho biết: Năm học 2019-2020, toàn trường có 584 học sinh, trong đó có 470 học sinh dân tộc thiểu số (chiếm 80%). “Đây là đoàn thiện nguyện thứ 2 về với trường. Trước đó, vào cuối tháng 8 vừa qua, Quỹ xã hội-từ thiện Tâm Nguyện Việt (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã đến thăm và hỗ trợ nhà trường xây dựng 1 giếng khoan; tặng cho học sinh 200 bộ đồng phục và áo khoác, 250 bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5… với tổng số tiền hơn 160 triệu đồng. Là ngôi trường vùng biên còn lắm khó khăn nên mọi sự quan tâm, giúp đỡ từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân đều rất quý báu và là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với thầy và trò nhà trường, giúp chúng tôi từng bước nâng cao chất lượng dạy và học”-thầy Chương chia sẻ.
Bày tỏ cảm nghĩ tại chương trình, ông Nguyễn Dũng-Giám đốc Sở Tài chính-cho hay: “Sở rất vui vì đã làm cầu nối để tổ chức một chương trình đầy ý nghĩa cho học sinh vùng biên giới như thế này. Và tôi càng cảm thấy phấn khởi hơn khi nghe các thiện nguyện viên đánh giá về sự thông minh, lanh lợi, tiếp thu khá nhanh của học trò nơi đây, không thua kém gì học sinh ở vùng thuận lợi. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của cả thầy và trò nhà trường. Mong rằng thời gian tới, trường tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; đồng thời cũng mong lực lượng Bộ đội Biên phòng tiếp tục tăng cường giúp đỡ, đồng hành cùng học sinh biên giới trong đời sống và học tập…”. 
 MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null