Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật về lập di chúc miệng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
*Bạn đọc N.H.L. hỏi: Cuối năm 2023, mẹ tôi lâm bệnh nặng. Trước lúc lâm chung, mẹ tôi có nói toàn bộ di sản thừa kế gồm căn nhà và thửa đất do mẹ đứng tên sẽ để lại cho tôi đứng tên.

Việc này có sự chứng kiến của các anh chị em trong gia đình. Vậy, di chúc miệng của mẹ tôi có hiệu lực hay không?

- Luật sư Bùi Thanh Vũ-Trưởng Văn phòng Luật sư Vinh Phú kiêm Trưởng Chi nhánh Gia Lai-trả lời:

Điều 624 và Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

- Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di chúc phải được lập thành văn bản, người để lại di chúc chỉ được lập di chúc miệng khi rơi vào các hoàn cảnh như tai nạn, bị cái chết đe dọa... mà không thể lập di chúc bằng văn bản nhưng có nguyện vọng để lại di sản cho những người thừa kế.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc miệng được coi là hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng.

- Ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, di chúc miệng hợp pháp phải đáp ứng đủ 3 điều kiện trên. Ngoài ra, di chúc miệng là cơ sở để xác lập quan hệ dân sự liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong thừa kế. Vì vậy, người lập di chúc và người làm chứng cho di chúc miệng cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Người lập di chúc trong hoàn cảnh nguy kịch, tai nạn hoặc bị cái chết đe dọa... thì người lập di chúc có thể được phép để lại di chúc miệng. Tuy nhiên, vẫn phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng lực lập di chúc theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Việc lập di chúc miệng bắt buộc phải có 2 người làm chứng, trừ người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Do đó, trong trường hợp bạn nêu thì di chúc miệng của mẹ bạn lập cho bạn không được pháp luật công nhận do không có 2 người làm chứng theo quy định. Nhưng, bạn và các anh chị em trong gia đình có thể thỏa thuận để lập thủ tục thừa hưởng di sản theo di nguyện của mẹ. Trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phân chia thừa kế theo pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Bà Ksor H’Nhir (bìa phải, buôn Ma H’Rai, xã Ia Hiao) phấn khởi khi nước sạch được dẫn về tận nhà. Ảnh: H.T

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Dự án cấp nước sạch trên địa bàn 2 xã Ia Peng và Ia Hiao (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành giai đoạn 1. Theo đó, 484 hộ dân nơi đây được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như giảm thiểu các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Tặng con cái 600 công đất trong ngày cưới, Phó Chủ tịch huyện ở Kiên Giang bị cảnh cáo về kê khai tài sản

Ông Bùi Văn Mến - Phó Chủ tịch UBND huyện Giang Thành (Kiên Giang) bị kỷ luật Cảnh cáo do kê khai tài sản không trung thực. Trước đó, dư luận xôn xao khi trên mạng xã hội xuất hiện video vợ ông Mến tuyên bố tặng con gái và con rể 600 công đất, ước tính trị giá khoảng 90 tỷ đồng.

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

Ia Grăng khó về đích nông thôn mới

(GLO)- Ia Grăng là 1 trong 2 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) trong năm 2025 để huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tuy nhiên, con đường về đích NTM của xã đang rất gian nan khi chỉ mới đạt 11/19 tiêu chí.