Lợi bất cập hại khi lạm dụng thức uống năng lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Uống 2 lon nước năng lượng một ngày có thể bị chóng mặt, co giật, đột quỵ, tạo áp lực lên động mạch và tăng lượng đường trong máu.

 Lạm dụng thức uống năng lượng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: DE
Lạm dụng thức uống năng lượng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: DE



Theo dược sĩ Lê Kim Phụng, thức uống bổ sung năng lượng thường là dạng hỗn hợp đóng chai hoặc lon giúp người dùng tỉnh táo, tập trung, tăng cường sức mạnh thể chất và sức chịu đựng. Người chơi thể thao thường xuyên sử dụng loại thức uống bổ sung năng lượng này.

Các thức uống năng lượng hầu hết có chứa ít nhất một vài thành phần giống nhau như caffeine, glucose (đường), vitamin, acid amin, khoáng chất, thảo mộc, carnitine, ephedrine. Ngoài ra còn có một số các hóa chất và phụ gia khác.

"Một lon thức uống năng lượng dung tích 300 ml bổ sung nhiều khoáng chất tốt và không gây tác hại đáng kể. Tuy nhiên, uống nhiều hơn 2 lon một ngày sẽ tạo áp lực lên động mạch, lượng đường trong máu tăng cao gây chóng mặt, bồn chồn, co giật và đột quỵ", dược sĩ Phụng nhấn mạnh.

 Học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, người làm việc trí óc mệt mỏi, vận động viên muốn tăng năng lượng, tài xế lái xe đêm... có xu hướng lạm dụng loại thức uống này thay cho nước lọc.

Dược sĩ Phụng cho biết, caffeine là chất gây hưng phấn và chống lại cơn buồn ngủ. Sử dụng liều thấp được coi là an toàn, nhưng liều lượng cao có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng về huyết áp và tim mạch. Cơ thể con người cần glucose và các loại carbohydrate khác để tạo năng lượng. Bổ sung lượng đường dư thừa sẽ gây cảm giác bồn chồn, tăng cân, nguy cơ đái tháo đường cao.

Bên cạnh đó, ephedrine - thành phần chính trong một số loại thức uống năng lượng có thể làm tăng nhịp tim, huyết áp và lượng đường trong máu. Creatine là chất được bổ sung vào thức uống năng lượng để khuếch đại hiệu suất của việc tập thể dục, làm tăng khối lượng cơ nhưng nguy cơ gây hại cho thai phụ.

Nhiều người nhập viện với các triệu chứng liên quan đến việc lạm dụng thức uống này. Ví dụ như căng thẳng, bồn chồn, đau nhói tim, đau đầu, tim đập nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, mờ mắt, mệt mỏi, không ngủ được... Một số trường hợp cấp cứu do thức uống năng lượng có pha cồn.

Cẩm Anh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".