Liên kết trồng dược liệu công nghệ cao ở Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng nền nông nghiệp bền vững theo hướng công nghệ cao, huyện Chư Sê đã phối hợp với Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh (thị trấn Chư Sê, Gia Lai) triển khai chuỗi liên kết phát triển cây dược liệu cho một số hộ dân trên địa bàn xã Ia Hlốp trong năm 2019.
Tháng 4-2019, huyện Chư Sê đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 trên địa bàn”. Theo đó, huyện lựa chọn một số loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương và đã có mối liên kết để đầu tư, hỗ trợ phát triển một cách bền vững, trong đó có cây dược liệu.
Cán bộ và người dân tham quan vườn dược liệu do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh trồng tại xã Ia Hlốp. Ảnh: H.T
Cán bộ và người dân tham quan vườn dược liệu do HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh trồng tại xã Ia Hlốp. Ảnh: H.T

Ông Nguyễn Văn Đương-Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp: “Được sự quan tâm của huyện trong việc hỗ trợ liên kết trồng cây dược liệu, người dân rất đồng tình ủng hộ và phấn khởi. Tới đây, xã sẽ họp dân và lựa chọn các hộ đủ điều kiện để đăng ký tham gia mô hình với tổng diện tích 10 ha; đồng thời tuyên truyền, nhân rộng mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn xã”.

Bí thư Huyện ủy Chư Sê Nguyễn Hồng Hà cho biết, Chư Sê hiện đang đứng đầu tỉnh về diện tích dược liệu với trên 50 ha và định hướng sẽ phát triển lên 1.000 ha. Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ lựa chọn các doanh nghiệp uy tín, có năng lực nhằm tổ chức liên kết hỗ trợ người dân về mặt kỹ thuật trong suốt quá trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá tốt nhất, đảm bảo 2 bên cùng có lợi. “Theo kế hoạch, huyện sẽ tập trung phát triển vùng dược liệu trên địa bàn 2 xã Ia Hlốp và Ia Ko. Bởi lẽ, tại 2 xã này, HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh đã đầu tư trồng được hơn 30 ha cây dược liệu các loại. Huyện cũng đã đề nghị HTX làm “bà đỡ” để liên kết, hỗ trợ bà con trong vùng thử nghiệm chuyển đổi sang trồng cây dược liệu niên vụ 2019 trên diện tích đất trồng hồ tiêu đã chết”-ông Hà cho biết.
Bắt tay thực hiện kế hoạch, Bí thư Huyện ủy Chư Sê và lãnh đạo các phòng chuyên môn của huyện đã cùng cán bộ, một số hộ dân xã Ia Hlốp đến tham quan thực tế vườn dược liệu mà HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh đang trồng tại địa phương. Sau gần 1 năm xuống giống, những cây thảo dược như: hà thủ ô đỏ, cà gai leo, đương quy, lộ đẳng sâm, đẳng sâm, đinh lăng, củ chuối… đang sinh trưởng, phát triển tốt, cho thấy khả năng thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Trong chuyến tham quan này, người dân còn được đại diện HTX thông tin khái quát về các loại cây dược liệu mà đơn vị đang trồng tại địa phương; đặc tính, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng như giá trị kinh tế của từng loại. Trong đó, HTX chú trọng đến một số thảo dược dễ trồng như: cà gai leo, hà thủ ô đỏ, đinh lăng, củ chuối… để triển khai thử nghiệm. Ngoài ra, những thắc mắc, băn khoăn của người dân xung quanh việc trồng và phát triển cây dược liệu cũng đã được lãnh đạo chính quyền địa phương và HTX giải đáp cụ thể.
Ông Đoàn Mạnh Thắng-Trưởng bộ phận kỹ thuật của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh-cho hay: Trước mắt, HTX sẽ liên kết với người dân để trồng cây cà gai leo-một trong những loại thảo dược dễ trồng nhất-để bà con quen dần với cây dược liệu; sau đó mới tiến tới trồng những cây khó hơn, có giá trị kinh tế cao hơn. Hợp tác xã sẽ cung cấp giống, hỗ trợ bà con về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và cam kết bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. “Cây cà gai leo phù hợp với tất cả các loại đất, chăm bón cũng tương đối dễ. Bên cạnh đó, loại cây này chỉ sau 4 tháng trồng là cho thu hoạch đợt đầu tiên và sau đó cứ khoảng 2,5 tháng sẽ cho thu hoạch một lần, kéo dài trong vòng 3 năm. Hiện HTX đã ký kết với Công ty TNHH Tuệ Linh (Hà Nội) để thu mua cà gai leo với sản lượng 200 tấn/năm. Chi phí đầu tư ban đầu cho cây dược liệu này tầm 150 triệu đồng/ha và trong 3 năm, bà con có thể thu về khoảng 600 triệu đồng, chưa kể bán gốc rễ tận thu”-ông Thắng phân tích.
Thể hiện quyết tâm đồng hành cùng người dân, huyện Chư Sê đã quyết định trích ngân sách hỗ trợ 40% chi phí cây giống cho các hộ tiên phong đăng ký tham gia mô hình trồng dược liệu trong năm 2019; tổng diện tích hỗ trợ là 10 ha (tối thiểu 1 sào/hộ và tối đa 1 ha/hộ). Hộ tham gia mô hình phải đảm bảo các điều kiện về đất đai, vốn đối ứng và kiến thức trồng trọt cơ bản. Ngoài ra, huyện cũng sẽ hỗ trợ 30% kinh phí để HTX Nông nghiệp công nghệ cao Quang Minh xây dựng trại giống và nhà máy chế biến dược liệu tại xã Ia Ko.
Ông Đặng Hữu Tý (thôn 4, xã Ia Hlốp) chia sẻ: “Sau khi đi tham quan vườn cây và biết được chính sách hỗ trợ của huyện, chúng tôi cảm thấy việc chuyển đổi từ hồ tiêu, cà phê sang trồng cây dược liệu là khả quan. Sắp tới, có lẽ tôi sẽ dành khoảng 3 sào đất để trồng cà gai leo”. Còn anh Kpă Sức (làng Tel, xã Ia Hlốp) thì phấn khởi nói: “Lúc đầu, tôi hơi phân vân vì thấy HTX trồng dược liệu trên diện tích khá lớn, trong khi gia đình tôi thì không có nhiều đất. Tuy nhiên, sau khi được giải thích rõ, tôi yên tâm và tin tưởng hơn để đăng ký trồng thử nghiệm 1 sào”.
Dự kiến mô hình chuỗi liên kết này sẽ được triển khai vào tháng 10 sắp đến. Đây sẽ là “lối mở” giúp người dân xã Ia Hlốp nói riêng và huyện Chư Sê nói chung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
HỒNG THI

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm