Liên kết trồng đậu phộng Thái: Hướng đi triển vọng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vụ mùa năm nay, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất nông nghiệp Bình Minh (xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) liên kết với nông dân trồng 8 ha đậu phộng Thái. Được HTX hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm với giá ổn định nên bà con yên tâm gắn bó với ruộng đồng.
 


Ông Đinh Cao Viện (thôn Phú Quang, xã Ia Hrú) cho hay: “Trước đây, gia đình tôi trồng mì, bắp và đậu đỗ nhưng thu nhập không bao nhiêu vì giá cả bấp bênh. Khi được UBND xã vận động, tôi đăng ký liên kết với HTX Bình Minh trồng 3 ha đậu phộng Thái”.

Theo ông Viện, sau gần 3 tháng xuống giống, đậu phộng đến kỳ thu hoạch, năng suất ước đạt 8-10 tấn/ha. Hợp tác xã cam kết thu mua ngay tại vườn với giá 12 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, dự kiến lợi nhuận hơn 45 triệu đồng/ha.
 

Đậu phộng Thái được trồng xen trong vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Hữu Đạo (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh). Ảnh: Ngọc Sang
Đậu phộng Thái được trồng xen trong vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Hữu Đạo (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh). Ảnh: Ngọc Sang


Tương tự, ông Nguyễn Hữu Đạo (làng Tong Will, thị trấn Nhơn Hòa) tham gia mô hình với diện tích 1,7 ha trồng xen đậu phộng trong vườn cà phê. Ông cho biết: Nhờ tham gia mô hình nên ông nắm bắt được kỹ thuật trồng giống đậu mới này. Với năng suất 8-10 tấn/ha, nếu trồng 3 vụ/năm thì gia đình ông sẽ thu nhập trên 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí. Ngoài ra, sau khi thu hoạch, phần thân cây được bán làm thức ăn gia súc hoặc ủ lấy phân.

“Ngoài trồng thuần, giống đậu phộng Thái rất phù hợp khi trồng xen canh với các loại cây trồng dài ngày khác. Thu hoạch xong thì bán tươi luôn, đỡ tốn công vận chuyển về nhà phơi, bóc vỏ. Đầu ra thì ổn định vì đã có HTX bao tiêu sản phẩm”-ông Đạo chia sẻ.

Ông Phạm Văn Bộ-Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX Bình Minh-cho biết: Vụ mùa này, HTX đã triển khai mô hình trồng đậu phộng Thái liên kết với 6 hộ trên diện tích 8 ha ở các xã: Ia Hrú, Ia Dreng, Ia Blứ và thị trấn Nhơn Hòa. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 80 kg đậu phộng giống/ha, tập huấn kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch.

Ưu điểm của giống đậu phộng Thái là có khả năng kháng bệnh cao, mỗi cây cho 25-30 quả, mỗi quả có 3-4 hạt. Dự kiến mỗi vụ, người dân thu nhập 45-50 triệu đồng/ha. Giống đậu này có vị ngọt, lượng tinh dầu ít hơn đậu truyền thống nên được nhiều nhà hàng, quán ăn dùng làm món khai vị.

“Để bà con yên tâm gắn bó và mở rộng diện tích, HTX sẽ áp dụng một số chính sách khuyến khích như: hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật, thu mua với giá có lợi cho người dân... Tuy nhiên, nếu có sự liên kết giữa các hộ sản xuất với nhau, tạo nên vùng chuyên canh sẽ giảm thiểu công lao động, hạ giá thành sản xuất và tăng thu nhập cho người dân”-ông Bộ cho hay.

Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Thái Nghiêm-Chủ tịch UBND xã Ia Hrú-thông tin: Trên địa bàn xã hiện có 3 HTX. Thời gian qua, các HTX đã chủ động liên kết với các hộ dân trong việc trồng và bao tiêu sản phẩm. Việc đưa cây đậu phộng Thái vào đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân. Đây là động lực để người dân tiếp tục phát huy hiệu quả các mô hình liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích, hướng đến phát triển bền vững.

“Địa phương rất ủng hộ mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của HTX Bình Minh. Mặc dù đang ở giai đoạn đầu nhưng mô hình liên kết này đã tạo hiệu ứng tích cực, thúc đẩy phong trào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Đáng phấn khởi là người dân hoàn toàn yên tâm về đầu ra khi tham gia mô hình này”-ông Nghiêm thông tin thêm.

NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.