Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững tại huyện Chư Prông

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Vừa qua, tại xã Bàu Cạn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) diễn ra Ngày hội thu hoạch mô hình Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững”.

Chương trình do Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo, Công ty TNHH Syngenta, Công ty TNHH Yara Việt Nam, Tổ chức Usaid và Văn phòng đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam-Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông tổ chức.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững tại huyện Chư Prông  ảnh 1

Quang cảnh ngày hội. Ảnh: Hà Phương

Trước đó, ngày 25-11-2022, Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam thuê diện tích 8 ha trồng khoai tây tại xã Bàu Cạn. Năng suất trung bình 31,2 tấn/ha, lãi ròng 97 triệu đồng/ha.

Trong giai đoạn 2022-2025, các bên trong chuỗi liên kết sẽ tiếp tục triển khai và mở rộng dự án phát triển nông trại khoai tây kiểu mẫu tại một số tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Đak Lak và Gia Lai. Dự án đặt mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất đạt trên 2.000 ha với hơn 1.000 nông dân tham gia, hướng đến giúp người nông dân tăng năng suất và chất lượng khoai tây, đem về lợi nhuận thực tế sau canh tác và thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.

Thông qua dự án, nông dân trồng khoai tây sẽ được hỗ trợ tư vấn về kỹ thuật như giống mới, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật bón phân an toàn và tiết kiệm, công nghệ tưới tiết kiệm nước, áp dụng cơ giới hóa, máy thu hoạch trong sản xuất khoai tây bền vững… Đồng thời, các doanh nghiệp liên kết sẽ cung cấp vật tư đầu vào và đảm bảo tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững tại huyện Chư Prông  ảnh 2
Nông dân thu hoạch khoai tây. Ảnh: Hà Phương

Ông Nguyễn Kim Hành-Giám đốc Nông học, Công ty TNHH thực phẩm PepsiCo Việt Nam-cho biết: Nếu như trước đây, chúng tôi phải nhập khẩu nhiều khoai tây nguyên liệu từ Đức và Mỹ để phục vụ chế biến và tiêu thụ Snack trong nước, thì nay nhờ mô hình sản xuất, tiêu thụ khoai tây bền vững, tỷ lệ sử dụng khoai tây nội địa của PepsiCo đã tăng lên đáng kể trong năm 2022 và hướng tới nội địa hóa đạt 100% trong năm 2025.

Không chỉ vậy, chúng tôi cũng đã xuất khẩu thành công lô khoai tây đầu tiên sang thị trường Thái Lan trong năm 2022 và được đối tác đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Sự khởi đầu này là cơ sở để chúng tôi đặt mục tiêu xa hơn trong việc xây dựng Việt Nam trở thành nước xuất khẩu khoai tây chính cho các nước Đông Nam Á thông qua việc mở rộng diện tích với sự tham gia nhiều hơn của người dân và các đối tác tại Việt Nam.

Mô hình bước đầu đã hình thành sự liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây, làm cơ sở mở rộng sản xuất khoai tây sang các vùng sản xuất mới tại Việt Nam cho các vụ tiếp theo. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và hệ số sử dụng đất trên một đơn vị diện tích, luân canh cây trồng, cải tạo đất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư

Chư Sê chú trọng huy động nguồn vốn trong dân cư

(GLO)- Nhờ kiên trì thực hiện phương châm “kiến tha lâu đầy tổ”, không ngại huy động từ món tiền nhỏ lẻ nhất từ trong dân, nguồn vốn huy động tại địa bàn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tăng trưởng từ đầu năm đến nay.

Gia Lai phát triển bền vững cây chanh dây

Gia Lai phát triển bền vững cây chanh dây

(GLO)- Những năm gần đây, giá chanh dây tăng cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người trồng nên nhiều hộ dân trong tỉnh  đã mở rộng diện tích. Tuy nhiên, để cây chanh dây phát triển và đem lại giá trị kinh tế bền vững, các hộ dân cần tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi giá trị, hướng tới thị trường xuất khẩu.

Gia Lai-Bạc Liêu: Cơ hội kết nối giao thương

Gia Lai-Bạc Liêu: Cơ hội kết nối giao thương

(GLO)- Với tiềm năng, thế mạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm đặc sản, đặc trưng của 2 vùng miền hoàn toàn khác nhau, hoạt động kết nối cung cầu giữa tỉnh Gia Lai và Bạc Liêu kỳ vọng mở ra hướng đi mới trong việc tiêu thụ hàng hóa.

Người dân đang thu hoạch lúa vụ Đông Xuân

Phê duyệt Đề án chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 111/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030.
Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108 nghìn tỷ đồng

Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 108 nghìn tỷ đồng

(GLO)- Sở Công thương tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược "Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; trong đó, phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt khoảng 108 nghìn tỷ đồng.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam: Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn

(GLO)- Lời Tòa soạn: Với chủ đề “Thông tin minh bạch-Tiêu dùng an toàn”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam (15-3) năm 2023 nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; qua đó kêu gọi sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn bà Đào Thị Thu Nguyệt-Phó Giám đốc Sở Công thương.