Liên kết sản xuất, tiêu thụ dâu tằm: Hướng đi bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- 2 năm trở lại đây, bà con nông dân tại một số địa phương bắt đầu liên kết với Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang sản xuất dâu tằm. Bước đầu, mối quan hệ này đã góp phần xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, mang lại lợi ích cho cả người dân và doanh nghiệp. 
Hướng đi phù hợp
Năm 2017, giữa lúc nông dân loay hoay tìm cây trồng mới để thay thế những vườn hồ tiêu bị chết, giá giảm mạnh thì Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang đã chủ động phối hợp với một số địa phương khảo sát điều kiện thổ nhưỡng nhằm xây dựng mô hình trồng dâu nuôi tằm. Sau khi đưa một số hộ nông dân đi tham quan, học tập mô hình trồng dâu nuôi tằm tại tỉnh Lâm Đồng, Công ty bắt đầu triển khai tại các huyện: Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Ia Grai... với diện tích 30 ha. Đặc biệt, giữa nông dân và doanh nghiệp đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với giá ổn định thông qua các tổ hợp tác. Theo đó, Công ty hỗ trợ nông dân 50% chi phí đầu tư giống dâu, giống tằm, các loại vật tư, dụng cụ trồng dâu nuôi tằm… theo phương thức trả chậm không tính lãi.
Ông Nguyễn Văn Lên (thôn Tứ Kỳ Bắc, xã Al Bá, huyện Chư Sê) bên vườn dâu trồng để nuôi tằm. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Văn Lên (thôn Tứ Kỳ Bắc, xã Al Bá, huyện Chư Sê) bên vườn dâu trồng để nuôi tằm. Ảnh: N.D
Ông Nguyễn Văn Lên (thôn Tứ Kỳ Bắc, xã Al Bá, huyện Chư Sê) cho biết: “Được sự hỗ trợ của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, năm 2019, gia đình tôi đã chuyển đổi 8 sào đất trồng hồ tiêu bị chết và cà phê già cỗi sang trồng dâu nuôi tằm. Đến nay, việc trồng dâu nuôi tằm của gia đình phát triển rất thuận lợi và cho thu hoạch những mẻ kén đầu tiên bán với giá 110-120 ngàn đồng/kg, có thời điểm lên đến 150 ngàn đồng/kg. Vì vậy, gia đình tôi có nguồn thu nhập thường xuyên”.
Cùng niềm vui này, ông Đỗ Xuân Lượng (thôn Thanh Hà 1, xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) cho hay: “Gia đình tôi đã trồng dâu nuôi tằm từ những năm 1991-1992, sau đó mới chuyển sang trồng hồ tiêu và cà phê. Tuy nhiên, những năm gần đây, hồ tiêu bị chết nhiều, kinh tế gia đình theo đó gặp khó khăn. Năm 2018, tôi qua xã Ia Bă thấy Tổ liên kết trồng dâu nuôi tằm ở đây phát triển mạnh và có đầu ra ổn định. Vì vậy, tôi quyết định chuyển 1 sào đất hồ tiêu chết sang trồng dâu nuôi tằm có liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua hơn 1 năm nuôi tằm, đến nay, gia đình tôi đã thu lợi nhuận gần 30 triệu đồng. Hiện tôi đã trồng thêm 3 sào dâu nữa để nuôi tằm vì nghề này không cần nhiều nhân công, vốn đầu tư cũng thấp. Đặc biệt, việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang giúp người dân yên tâm về đầu ra”.
Đôi bên cùng hưởng lợi
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có hơn 300 hộ nông dân tham gia các tổ liên kết trồng dâu nuôi tằm có liên kết với Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang. Diện tích trồng dâu nuôi tằm theo hình thức liên kết cũng đã tăng từ 30 ha ban đầu lên khoảng 300 ha. Đặc biệt, Công ty ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ 1 đến 3 năm với nhiều hình thức như: thu mua lá dâu giá 5.000 đồng/kg; kén tằm giá tối thiểu 120 ngàn đồng/kg. Nếu giá trên thị trường cao hơn giá tối thiểu thì Công ty sẽ mua bằng giá thị trường, chỉ trừ 5.000 đồng/kg tiền vận chuyển.
 Ông Lượng bên mẻ kén tằm. Ảnh: N.D
Ông Lượng bên mẻ kén tằm. Ảnh: N.D
Ông Lên cho biết thêm: “Sắp tới, gia đình tôi sẽ ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang với giá ổn định 120 ngàn đồng/kg, còn giá lên thì Công ty mua theo giá thị trường. Với mức giá này, gia đình chỉ lo tập trung đầu tư thâm canh cây dâu để tăng năng suất”.
Ông Phạm Quốc Hưởng-Giám đốc Công ty cổ phần Dâu tằm tơ Mang Yang-cho biết: “Thuận lợi của Công ty là được các ngành, địa phương ủng hộ xây dựng vùng nguyên liệu dâu tằm bền vững để 2 bên cùng hưởng lợi. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các hộ dân thiếu vốn đầu tư sản xuất, trong khi nguồn lực đầu tư của Công ty có hạn, chỉ hỗ trợ được một nửa dù nhiều hộ đăng ký nên diện tích chưa nhiều. Thời gian tới, Công ty sẽ đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tại Khu Công nghiệp Trà Đa để không phải vận chuyển nguyên liệu qua nhà máy bên Lâm Đồng, góp phần giảm hao hụt, giảm giá cước vận chuyển, từ đó có thể thu mua với giá cao hơn cho người dân”.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Ký ức vùng biên

(GLO)- Mới đó mà đã hơn 20 năm kể từ ngày tôi về nhận công tác tại Huyện Đoàn Đức Cơ. Ngày ấy, tôi quyết định rời xa phố xá đông vui để lên làm việc tại vùng biên giới xa xôi trước sự ngạc nhiên của bè bạn. Chuyến đi mang theo hoài bão lớn lao với khát vọng của một thanh niên đang căng tràn sức trẻ.

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chất lượng, thân thiện môi trường

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Công văn số 2322/UBND-KTTH triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26-8-2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và vật liệu xây dựng.

Các đơn vị thực hiện nộp hồ sơ giải quyết TTHC về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, quầy Sở Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: Hà Duy

Công bố 3 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 561/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính (TTHC) mới và quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Huyện Đak Pơ thăm hỏi, tặng quà Đội K52. Ảnh: Ngọc Minh

Lãnh đạo huyện Đak Pơ thăm, tặng quà Đội K52

(GLO)- Chiều 8-10, ông Nguyễn Trường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đak Pơ làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, tặng quà Đội K52 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tại tổ 4, thị trấn Đak Pơ từ ngày 30-9 đến nay.

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

Đăk Tơ Ver chuyển mình phát triển

(GLO)- Xã Đăk Tơ Ver (huyện Chư Păh) đã triển khai các dự án hỗ trợ nhà ở, đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân và thay đổi diện mạo nông thôn.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024

(GLO)-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15, UBND tỉnh vừa có Tờ trình số 2289/TTr-UBND trình HĐND tỉnh về việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước năm 2024 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.