Làng Kăm khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ một ngôi làng quanh năm thiếu đói, đến nay, làng Kăm (xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình diện mạo mới, ngày càng khởi sắc và trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2tanh-hieu-ben-vuon-cay-an-qua-cua-gia-dinh.jpg
Anh Hiếu bên vườn cây ăn quả của gia đình. Ảnh: H.S

Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà mới xây dựng khang trang, anh Siu Hiếu chia sẻ về hành trình vượt khó vươn lên của gia đình. Anh kể: Trước đây, gia đình anh nghèo lắm. Bố mẹ anh suốt ngày quần quật trên nương rẫy mà chẳng đủ ăn.

Nguyên nhân là do phương thức canh tác lạc hậu. Cả khu rẫy rộng 2-3 sào mà khi thu hoạch chỉ được mấy bao lúa. Vào thời điểm giáp hạt, gia đình lại rơi vào cảnh thiếu đói. Đến năm 1995, khi các hộ người Kinh vào làm kinh tế mới có cuộc sống sung túc từ cây cà phê, dân làng Kăm vẫn còn trong tình trạng thiếu đói.

“Sau khi lấy vợ, mình được bố mẹ cho 2 ha đất. Mình quyết định học hỏi để trồng cây cao su. Để có tiền mua cây giống, mình đi làm thuê cho các hộ người Kinh trong xã để học hỏi thêm cách trồng và chăm sóc cây cao su. Dần dần, cuộc sống gia đình có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Từ số tiền tích góp được, năm ngoái, mình xây dựng ngôi nhà này với kinh phí 800 triệu đồng. Có được điều này là nhờ vào cây cao su cả”-anh Hiếu chia sẻ.

Cách nhà anh Hiếu chừng 500 m là nương rẫy của gia đình chị Rơ Mah Loan. Trong khu rẫy rộng hơn 1 ha, chị trồng xen nhiều loại cây ăn quả như: mít, sầu riêng, chôm chôm với cây cà phê.

Cuối vườn là ao nuôi cá. “Gia đình tôi có 3 ha đất trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Đất này là của bố mẹ cho và của vợ chồng tôi tích góp mua thêm. Mỗi năm, gia đình có nguồn thu ổn định khoảng 150-200 triệu đồng từ các loại cây trồng.

Nhờ vậy mà vợ chồng tôi có tiền xây nhà, mua sắm máy cày và các thiết bị phục vụ cuộc sống, nuôi con cái ăn học. Hiện gia đình đang thử nghiệm nuôi cá nước ngọt để có thêm nguồn thu nhập”-chị Loan tâm sự.

1bg-9575.jpg
Ngôi nhà xây to đẹp của ông Rơ Mah Klo. Ảnh: H.S

Một tấm gương vượt khó làm giàu điển hình khác là ông Rơ Mah Klo-Bí thư Chi bộ làng Kăm. Ngoài ngôi nhà xây khang trang trị giá 350 triệu đồng từ năm 2010 thì ông Klo đã mua xe ô tô 7 chỗ trị giá 300 triệu đồng, máy cày trên 100 triệu đồng. Ngoài ra, ông Klo còn cho con cái tiền để xây dựng nhà cửa sau khi xây dựng gia đình.

Dẫn chúng tôi đi tham quan làng, ông Klo cho hay: Làng Kăm có 82 hộ, 100% hộ người Jrai, trong đó có 15 hộ kinh tế khá với thu nhập ổn định 200-400 triệu đồng/năm. Cả làng chỉ còn 2 hộ nghèo. 2 hộ này cũng vừa mới được Nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng nhà.

“Từ năm 1990 trở về trước, bà con làng Kăm nghèo lắm, nhà nào cũng thiếu ăn, nhất là khi giáp hạt. Bây giờ thì khác rồi, làng vươn lên dẫn đầu các làng dân tộc thiểu số của xã”-ông Klo cho hay.

3tmot-goc-lang-kam.jpg
Một góc làng Kăm. Ảnh: H.S

Theo ông Nguyễn Đức Tấn-Chủ tịch UBND xã Ia Krái: Trước đây, làng Kăm còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, cuộc sống của người dân trong làng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

Đây là làng có điều kiện kinh tế phát triển. Nguồn thu nhập chính của bà con là từ trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả và làm công nhân cao su. Từ nguồn tích lũy được, dân làng đã xây dựng nhà cửa khang trang và nuôi con cái ăn học.

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

Gia Lai: Bắt đầu từ sáng 30-6 sẽ thực hiện cấp và thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính

(GLO)- Ngày 26-6, Công an tỉnh Gia Lai có Công văn số 3986/CAT-PC06 thông báo thời gian cấp, thu hồi mẫu con dấu khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các cơ quan, tổ chức có trụ sở trên địa bàn tỉnh Gia Lai (cũ).

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar. Ảnh: Ngọc Minh

Mùa gieo sạ trên cánh đồng Đê Bar

(GLO)- Những ngày này, tại cánh đồng Đê Bar (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) không khí lao động diễn ra tấp nập, khẩn trương, tiếng máy cày hòa cùng tiếng nói cười của người dân kỳ vọng về một mùa vụ thắng lợi.

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

Chủ động phòng-chống sốt xuất huyết

(GLO)- Gia Lai đang bước vào giai đoạn cao điểm của bệnh sốt xuất huyết. Trong tuần qua, toàn tỉnh ghi nhận thêm 19 ca mắc mới. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát trên diện rộng.

null