Làng Hreng xanh-sạch-đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Hòa Phú (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều mô hình tại làng Hreng được đông đảo hội viên, phụ nữ nhiệt tình hưởng ứng. Nhờ đó, làng Hreng có nhiều khởi sắc và xanh-sạch-đẹp.
Làng Hreng có 252 hộ với 1.020 khẩu, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,33%. Đầu năm 2020, làng được UBND xã Hòa Phú chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới. Đến nay, làng đã đạt 15 tiêu chí nông thôn mới.
Để phấn đấu đạt được 4 tiêu chí còn lại (giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập và hộ nghèo), Đảng ủy, UBND xã đã vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Theo đó, Hội LHPN xã đã vận động hội viên, phụ nữ triển khai các mô hình như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Con đường hoa”, “Hàng rào xanh”, “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn quả”, “Nhà tiêu hợp vệ sinh”.
Đồng thời, Hội cũng thường xuyên tuyên truyền để chị em phụ nữ hiểu được lợi ích của việc làm trên là thay đổi cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, dân làng đã làm được 3 km “Con đường hoa”, 5 km “Hàng rào xanh”, di dời 50 chuồng trại gia súc ra cách xa nhà ở và làm được 5 nhà tiêu hợp vệ sinh cho các hộ nghèo và cận nghèo. 
Là người tích cực tham gia các mô hình, chị Rơ Châm H’Vin bày tỏ: “Nhìn những con đường thẳng tắp và rực rỡ sắc hoa, bà con ở các làng khác đi qua ai cũng trầm trồ. Nhờ chị em hội viên chúng tôi thường xuyên làm cỏ, chăm sóc, tưới nước mới được như vậy”.
Một góc làng Hreng (xã Hòa Phú, huyện Chư Păh). Ảnh: R'Ô Hok
Một góc làng Hreng (xã Hòa Phú, huyện Chư Păh). Ảnh: R'Ô Hok
Từ sự hỗ trợ kinh phí của Hội LHPN tỉnh, mô hình “Mỗi hộ một vườn rau xanh và cây ăn quả” cũng đã thu hút 50 hộ tham gia. Là người tham gia mô hình trồng rau, bà Rơ Châm H’Mik cho hay: “Gia đình tôi trồng rau muống và mồng tơi. Từ khi có vườn rau, gia đình tôi không phải mua rau nữa nên tiết kiệm được chi phí. Không những thế, tôi còn có rau bán để thêm thu nhập. Rau ở nhà tự trồng không phun thuốc bảo vệ thực vật nên rất an toàn cho sức khỏe”.
Bà Rơ Châm H’Thuyet-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ làng Hreng-chia sẻ: “Ban đầu, việc tuyên truyền, vận động thực hiện mô hình cũng gặp khó khăn do người dân chưa hiểu. Qua nhiều lần họp làng, chúng tôi đã tích cực vận động, giải thích về ý nghĩa của mô hình, từ đó dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con. Đến nay, nhiều khu vườn tạp đã thay bằng vườn rau xanh mướt, dọc các tuyến đường được trồng nhiều loài hoa, cảnh quan môi trường cũng thay đổi rõ rệt”.
Trao đổi với P.V, bà Vương Thị Bích Nga-Chủ tịch Hội LHPN xã Hòa Phú-cho biết: “Làng Hreng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2020. Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của làng Hreng đã đạt gần 41 triệu đồng/năm. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình này tại 6 chi hội trong xã nhằm xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, góp phần đưa xã Hòa Phú đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm nay”.
R’Ô HOK

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.