Lan tỏa yêu thương đến với người nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tháng cao điểm “Vì người nghèo” được phát động từ ngày 17-10 đến 18-11 nhằm vận động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng quan tâm, giúp đỡ người nghèo. Hoạt động này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và lan tỏa yêu thương đến những người cần được giúp đỡ.

Giảm nghèo bền vững là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo. Với mục tiêu có thêm nguồn lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên, hàng năm, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đều tổ chức phát động và lấy Ngày Quốc tế xóa nghèo (17-10) là ngày bắt đầu Tháng cao điểm “Vì người nghèo”. Tại Gia Lai, căn cứ vào tình hình thực tế, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã có những hình thức tổ chức phát động và tuyên truyền, vận động linh hoạt, phù hợp nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để chăm lo người nghèo.

 Lãnh đạo tỉnh ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tại lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo”. Ảnh: Anh Huy
Lãnh đạo tỉnh ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tại lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo”. Ảnh: Anh Huy


Ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Trưởng ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh-cho hay: 5 năm qua, quỹ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với số tiền ủng hộ trên 49 tỷ đồng. Từ nguồn vận động được và các nguồn hỗ trợ khác, Ban vận động quỹ các cấp đã triển khai xây dựng gần 900 ngôi nhà “Đại đoàn kết”, sửa chữa trên 300 căn nhà; hỗ trợ vốn sản xuất, trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, tặng quà cho hộ nghèo nhân dịp lễ, Tết... Nhờ đó, nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống.

Tuy nhiên, qua rà soát theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, toàn tỉnh vẫn còn 45.688 hộ nghèo và 33.866 hộ cận nghèo. Trong đó, 40.475 hộ nghèo và 24.839 hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2022-2025 là 2%/năm (trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm trên 3%) thì ngoài ngân sách nhà nước, tỉnh rất cần sự chung sức của cộng đồng để “không ai bị bỏ lại phía sau”. Với ý nghĩa ấy, năm 2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh đã có một số đổi mới trong việc kêu gọi, vận động ủng hộ xây dựng Quỹ. Theo đó, lễ phát động Tháng cao điểm “Vì người nghèo” được tổ chức kết hợp với Hội thao Đại đoàn kết lần thứ VII. Cùng với huy động các nguồn lực trên địa bàn tỉnh, Ban vận động Quỹ còn gửi thư ngỏ đến nhiều đơn vị, doanh nghiệp ngoài tỉnh.

Sau gần 10 ngày phát động, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ với số tiền trên 1,7 tỷ đồng. Ủng hộ quỹ với số tiền 5 triệu đồng, bà Đào Thủy Hậu (81 Yên Đổ, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) bộc bạch: “Qua thông tin chung, tôi thấy trên địa bàn tỉnh số hộ nghèo, cận nghèo đang cần sự giúp đỡ còn khá nhiều, nhất là sau đại dịch Covid-19. Vì vậy, hàng năm, vào Tháng cao điểm “Vì người nghèo”, gia đình đều tham gia đóng góp với hy vọng “góp gió thành bão”, chung tay giúp hộ nghèo có thêm điều kiện để vươn lên trong cuộc sống”.

Bên cạnh những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đồng hành cùng quỹ trong nhiều năm liên tục thì năm nay, Quỹ nhận được sự ủng hộ, đăng ký ủng hộ từ một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mới như: Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh (2 căn nhà), Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (15 căn)...

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết, từ nguồn lực vận động được, Ban vận động Quỹ “Vì người nghèo” các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động chăm lo cho hộ nghèo như: xây dựng nhà ở, khám-chữa bệnh, tặng học bổng cho học sinh nghèo, trao sinh kế... nhằm góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững cũng như phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

 

 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

“Đánh thức” An Phú

“Đánh thức” An Phú

(GLO)- An Phú là cửa ngõ phía Đông của TP. Pleiku với tên đất, tên người thân quen gắn với bao đời. Tạo hóa ưu ái ban tặng cho vùng ven đô hệ sinh thái đa dạng, cảnh quan hữu tình; đồng thời cũng là nơi in dấu những trầm tích văn hóa lịch sử.

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

Lực lượng vũ trang Gia Lai tăng gia sản xuất giỏi

(GLO)-

Sau giờ huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, cuối buổi chiều, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Gia Lai tích cực đẩy mạnh tăng gia sản xuất. Nhờ đó, các đơn vị bảo đảm nguồn rau xanh, thực phẩm an toàn, góp phần, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

Vượt núi, băng rừng dẫn nước về làng Pốt

(GLO)- Ngày 23 và 24-8, hàng chục cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang thị xã An Khê cùng đại diện các hộ dân làng Pốt (xã Song An) đã băng qua những rừng keo, bạch đàn, vượt qua từng con dốc cao để kéo ống, đào rãnh, lắp đặt đường ống dẫn nước về làng.
Nội lực Kbang

Nội lực Kbang

(GLO)-Mỗi lần về Kbang, khi xuống đến ngã tư giao lộ Trường Sơn Đông và quốc lộ 19, cảm giác vui và tự hào cứ trào dâng vì tôi đến vùng đất lịch sử gắn liền với làng Stơr của Anh hùng Núp trong kháng chiến chống Pháp, rồi trong giai đoạn chống Mỹ là khu căn cứ cách mạng của tỉnh-Krong.
Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Dự án hỗ trợ đất ở, đất sản xuất vùng dân tộc thiểu số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

(GLO)- Việc triển khai thực hiện Dự án 1 về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ở Gia Lai hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.