Lan tỏa phong trào thể dục thể thao ở Ia Dêr

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Ia Dêr là điểm sáng của huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) về phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng. Việc tập luyện TDTT góp phần nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của người dân và ươm mầm nhiều tài năng thể thao cho tỉnh nhà.
Nhà nhà tập thể thao
Vào buổi chiều, đi dọc các con đường giao thông của xã Ia Dêr, chúng ta dễ dàng bắt gặp cảnh người dân sôi nổi tập luyện TDTT. Cách cổng chào làng Jut 2 hơn 100 m, 2 sân bóng cỏ nhân tạo của một hộ dân trong làng có rất nhiều thanh niên, trung niên đang thi đấu bóng đá và bóng chuyền. Bên ngoài sân, một số người dân đứng cổ vũ nhiệt tình.
Ở giữa làng, trên mảnh sân cỏ nhân tạo của gia đình anh Ksor Chen, một nhóm phụ nữ đang chơi bóng chuyền, tiếng cười nói vui vẻ.
Anh Chen cho hay: “Sân bóng mới được gia đình mình đưa vào hoạt động hơn 1 tuần. Trước đây, nó chỉ là sân đất. Khi thấy nhu cầu chơi bóng chuyền của người dân rất đông mà mặt sân không đảm bảo, mình bỏ tiền san ủi mặt bằng, đổ trụ, giăng lưới và mua thảm cỏ nhân tạo về lót để phục vụ bà con. Từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày, mình thu phí chừng 35-40 ngàn đồng/đội/trận, còn các giờ khác thì không. Số tiền này để bù cho phần đầu tư làm sân. Người đến chơi nhiều lắm, chiều nào cũng đông kín”.
Trẻ em làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đá bóng tại sân bóng của làng. Ảnh: Thiên Di
Trẻ em làng Blang 1 (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đá bóng tại sân bóng của làng. Ảnh: Thiên Di
Tương tự, tại sân bóng đá mi ni của anh Ksor Tuy ở làng Blang 1, hơn 20 cầu thủ “nhí” đang cùng chơi bóng.
Ông Siu Hnit-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-thông tin: “Toàn xã có 13 thôn, làng thì có 7 sân bóng bằng đất và 7 sân bóng cỏ nhân tạo. Sân đất thì có từ trước còn sân cỏ nhân tạo thì mới từ năm 2018 đến nay. Bây giờ, mọi người chủ yếu chơi ở sân cỏ nhân tạo vì tiền thuê sân không cao lắm. Ngày nào cũng vậy, các sân bóng này luôn đông kín người chơi. Hiện giá thuê sân bóng đá mi ni cỏ nhân tạo là 50-80 ngàn đồng/đội/giờ, còn sân bóng chuyền thì 35-45 ngàn đồng/đội/trận”.
Ươm mầm tài năng thể thao
Để khuyến khích người dân luyện tập TDTT nhằm nâng cao sức khỏe, hàng năm, xã Ia Dêr đều tổ chức 2-4 giải đấu thể thao. “Trong năm, nhà thờ tổ chức 2 giải thể thao dành cho giáo dân. Các giải này có nhiều môn như bóng đá, bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co. Bên cạnh đó còn có 2 giải do Đoàn xã và các hội, đoàn thể phối hợp tổ chức. Các giải này đều thu hút đông đảo người dân tham gia thi đấu, cổ vũ, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, gắn kết cộng đồng. Nhờ vậy mà phong trào tập luyện TDTT ở xã diễn ra sôi nổi. Ngoài ra, khi thi đấu các giải quy mô cấp huyện, xã Ia Dêr luôn trong tốp 2 đoàn mạnh nhất”-ông Siu Hnit cho biết thêm.
Phong trào tập luyện TDTT trong các làng dân tộc thiểu số của xã Ia Dêr lan tỏa sâu rộng đã góp phần sản sinh ra nhiều tài năng cho thể thao tỉnh nhà. Một trong số đó là anh Puih Tum, người thường xuyên góp mặt trong các đội tuyển đẩy gậy, kéo co của tỉnh đi thi đấu các giải toàn quốc.
Anh Tum bộc bạch: “Mình đã thi đấu cho tỉnh, huyện hơn 10 năm rồi. Tại những giải này, mình thường giành huy chương vàng. Hiện mình đang tập luyện để chuẩn bị thi đấu giải tại tỉnh Bắc Kạn”.
5. Anh Puih Tum bên những tấm huy chương đã giành được ở các giải đấu trong và ngoài tỉnh. Ảnh T.D
Anh Puih Tum (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) bên những tấm huy chương giành được ở các giải đấu trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Thiên Di
Xã Ia Dêr còn sản sinh ra nhiều tài năng thể thao khác từng “khuynh đảo” các giải cấp tỉnh và giành thành tích cao tại giải toàn quốc như: Ksor Chen, Ksor Cheng. Đây là 2 vận động viên thường xuyên góp mặt trong đội hình môn kéo co, bóng chuyền, bóng đá dành cho người dân tộc thiểu số.
Ông Lê Văn Dũng-cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai-cho hay: “Ia Dêr có nhiều tài năng thể thao người DTTS nhất huyện Ia Grai. Trong các hội thi, giải đấu cấp tỉnh có các môn thể thao truyền thống, chúng tôi thường tuyển chọn những vận động viên ở xã Ia Dêr đi thi đấu và luôn mang về thành tích cao cho huyện nhà. Các vận động viên ở đây ngoài sở hữu thân hình to cao, khỏe mạnh thì còn có ý chí thi đấu kiên cường, chấp hành chiến thuật của huấn luyện viên đề ra”.
Bà Lê Thị Phương Loan-Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai-nhận xét: “Ia Dêr là xã dẫn đầu trong phong trào TDTT quần chúng của huyện. Ngoài chuyện rèn luyện sức khỏe của người dân thì phong trào tập luyện TDTT tại xã đã gầy dựng nên các đội tuyển sẵn sàng thi đấu các giải phong trào. Vì thế, ở các giải đấu cấp huyện, riêng những môn thể thao truyền thống như đẩy gậy, bắn nỏ, cà kheo, kéo co thì xã Ia Dêr luôn vượt trội và thường giành vị trí cao”.
THIÊN DI

Có thể bạn quan tâm

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai: Hơn 17,6 triệu đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc

(GLO)- Ngày 21-9, Giải bóng đá thiện nguyện S7-Cúp Bê Tông 26 Gia Lai đã diễn ra tại sân bóng đá trong khuôn viên Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên tỉnh Gia Lai. Giải được tổ chức nhằm phát động quyên góp hỗ trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão số 3.
Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

Hào hứng chinh phục cung đường đẹp như mơ của giải chạy “Nâng bước em đến trường”

(GLO)-

Rạng sáng 15-9, hơn 1.500 chân chạy đã đồng hành trong giải chạy thiện nguyện “Nâng bước em đến trường”. Các runner không chỉ được thỏa sức chinh phục cung đường đẹp như mơ của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai), mà hơn cả còn chung tay tiếp sức cho các em học sinh vùng khó.