Lần đầu đến xã Đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Xã Đông nằm sát nách thị trấn huyện lỵ Kbang, nơi mấy chục năm trở lại đây tôi hay đi về mà chưa một lần ghé. Trong khi đó, những nơi được coi là “ốc đảo” như Kon Pne, nơi xa xôi hẻo lánh, nghèo khó Krong, Đak Rong... lại là những điểm tôi không thể bỏ qua mỗi khi về lại vùng đất yêu thương này. Trong khi tôi đang lang thang quanh quẩn ngoài nhà rông làng Tranh thì một cô gái dừng xe máy phía trước, quay lại “Chào chú ạ”. Hỏi ra mới biết đó là Phó Chủ tịch UBND xã Đông Nguyễn Thị Liên. Lát sau thì Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Vương Văn Đoàn và nhiều bà con trong làng đến chào khách lạ.
“Xã Đông hiện có 6 thôn, trong 6 thôn ấy có 8 làng của bà con người Bahnar”. Khi nghe Liên bảo vậy, tôi quay sang hỏi một chàng thanh niên Bahnar, anh ấy ngước nhìn về hướng núi xa tít tắp mờ xanh, bảo: “Nghe cha tôi kể, ngày chiến tranh, làng Tranh ở phía núi bên kia”. Tôi nói: “Lát nữa bạn đưa tôi về nhà thăm cha nhé”. Sau chút lưỡng lự, anh nói với tôi, cha anh đã mất lâu rồi. Cũng muốn biết ngọn ngành làng Tranh từ đâu về định cư nơi này theo chủ trương định canh định cư sau ngày thống nhất nước nhà của tỉnh ta, nhưng đành chịu.
 Người dân xã Đông trồng lúa nước. Ảnh: ĐỨC THỤY
Người dân xã Đông trồng lúa nước. Ảnh: Đức Thụy
Nhìn về hướng núi theo lời chỉ của người thanh niên mà tôi chưa kịp biết tên, trong trí nhớ của tôi bỗng hiện ra những ngôi làng Bahnar ngày ấy. Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, họ chia ra nhiều nhóm hộ, theo tiếng Bahnar gọi là “đầm”, mỗi đầm chỉ từ 5 đến 7 nóc nhà, nép mình kín đáo dưới những cánh rừng bạt ngàn, mọi sinh hoạt, sản xuất tăng gia đều rất bí mật như những đơn vị vũ trang địa phương khi đó. Một thời gian khổ, ác liệt trong chiến tranh, những “đầm” nói trên cũng chính là chỗ dựa, là nơi sẻ chia từng cân gạo, gùi mì cho các tổ, đội công tác, cung cấp cả sức người cho cách mạng. Như mọi ngôi làng Bahnar thời xa xưa, làng Tranh giờ định cư ở ven ngọn đồi thấp, bên dòng sông Ba này, mang tên vốn có từ đời tổ tiên để lại. Ngoài ra, làng còn có tên là Gia.
Theo Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Thị Liên, mặc dù xã Đông đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ 2 năm trước, nhưng làng Tranh vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trưởng thôn Vương Văn Đoàn cho biết thêm: “Làng Tranh hiện có 270 hộ, 945 khẩu, 13% hộ nghèo. Người dân còn lúng túng trong việc nuôi trồng, sản xuất các loại sản phẩm hàng hóa. Từ khi xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chúng tôi tích cực vận động bà con cùng với việc sắp xếp, quy hoạch lại làng, góp vốn làm đường, dựng nhà rông; phấn đấu xây dựng làng trở nên xanh-sạch-đẹp; “giải phóng” ra khỏi danh sách làng đặc biệt khó khăn của huyện thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vay vốn ngân hàng trồng các loại cây như mía, mì, ớt, đậu đỗ các loại... Ngoài ra, làng dành một số diện tích thuận lợi để trồng lúa đảm bảo lương thực hàng ngày cho mỗi gia đình theo quy hoạch của xã”.
Thấy tôi mải mê về câu chuyện của làng, Liên giục: “Mọi việc chuẩn bị đã xong và giờ quy định đã đến, mời chú ra... động thổ”. “Động thổ” là nói vậy, có gì to tát đâu. Chuyện là cách đây 1 tháng, nhóm bạn trẻ thiện nguyện từ Pleiku do bạn Nguyễn Thị Mỹ Trinh đại diện, theo chỉ dẫn của một cán bộ huyện Kbang, đã về khảo sát ngôi làng xem bà con có nhu cầu gì để kêu gọi sự tài trợ kinh phí của các nhà hảo tâm đến từ TP. Hồ Chí Minh. Và, hôm tôi đến chính là ngày, giờ phối hợp giữa “3 mặt 1 lời”: đại diện địa phương, nhóm thiện nguyện chúng tôi và đơn vị thi công để tiến hành khoan tặng cho làng 1 giếng nước với đầy đủ thiết bị bổ trợ kèm theo. Theo hợp đồng, giếng được khoan không hạn chế độ sâu cho đến khi có nước, đảm bảo mùa khô vẫn không cạn, có nghĩa là có thể bơm liên tục 24/24 giờ vẫn không thiếu nước, kinh phí không hạn chế “trần”. Hỏi người đại diện bên thi công, anh Tuyến khẳng định sẽ đảm bảo các điều kiện theo hợp đồng mà bên anh đã ký về kỹ thuật, thiết bị, thời gian. Trưởng thôn Vương Văn Đoàn tỏ ra rất vui mừng khi mà chỉ vài tuần nữa, dân làng sẽ đỡ khổ về nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.
“Thủ tục” về giếng xong, trở lại nhà rông của làng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Nguyễn Thị Liên trả lời tôi thêm nhiều câu hỏi về tình hình của xã. Xã Đông, sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, giờ còn lại trên 3.760 ha đất tự nhiên, trong số đó, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 3.519,17 ha. Phó Chủ tịch UBND xã cho hay, đất đai vùng này cũng chỉ phù hợp với các loại cây trồng thông thường, ngoài số diện tích trồng lúa 2 vụ 79 ha ra, còn lại chủ yếu phát triển các loại cây ngắn ngày như: mía, mì, bắp, chanh dây, rau củ quả... Đôi khi cũng bị vướng vào cái quy luật khắc nghiệt được giá mất mùa-được mùa mất giá. Lãnh đạo xã đang vận động bà con tiếp tục phát triển cây keo lai trên vùng đất bạc màu. Bù cho sự thuần nông, thu nhập thiếu ổn định ấy, cấp ủy và chính quyền xã đã vận động bà con hình thành và ra mắt 2 câu lạc bộ, một dệt thổ cẩm truyền thống của người Bahnar, một đan lát. Tuy nhiên, số thành viên tham gia chưa nhiều, sản phẩm nếu tính chi ly thì giá thành còn khá cao, khó tiêu thụ. Tuy vậy, theo Phó Chủ tịch UBND xã, những khó khăn ấy đang được lãnh đạo xã cùng bà con tìm cách tháo gỡ, đảm bảo mỗi xã đạt chuẩn nông thôn mới phải có một sản phẩm địa phương theo quy định. Tôi biết, trên địa bàn Gia Lai, nhiều nơi đã có mô hình làm các sản phẩm tương tự bà con xã Đông, song rất khó về đầu ra; ngoài nhanh, nhiều, bền, đẹp thì giá thành chưa hợp lý. Khâu quảng bá chưa được quan tâm, nhất là ngành Du lịch chưa thật sự vào cuộc, truyền thông chưa đến nơi đến chốn, thiếu chủ trương và biện pháp cụ thể hỗ trợ người dân, các đơn vị dịch vụ văn hóa và thương mại có thể nói là chưa bắt tay nhau.
Tạm biệt vùng đất và con người Bahnar vốn có bề dày truyền thống đấu tranh sinh tồn, phát triển và bảo vệ quê hương, tôi tin tưởng từ “cái nền” chuẩn xã nông thôn mới này, với sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong tương lai gần, xã Đông sẽ vươn thêm một bước nữa về phía giàu có, bình an, hạnh phúc!
 ĐOÀN MINH PHỤNG

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.