Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tình trạng lạm phát ở nhiều thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU... khiến sức tiêu thụ giảm mạnh. Việc này đang đặt nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của VN vào tình thế báo động.

Hoãn, hủy đơn hàng hàng loạt

Từ cuối tháng 5, doanh nghiệp (DN) ở các ngành hàng đã ghi nhận dấu hiệu giảm tốc ở nhiều thị trường quan trọng vì lạm phát. Dấu hiệu càng rõ dần trong 2 tháng tiếp theo. Lãnh đạo một DN xuất khẩu thủy sản hàng đầu miền Tây ta thán: đến thị trường có độ ổn định rất cao như Nhật Bản cũng phải điều chỉnh giá, mức tăng khoảng 20% để bù đắp lạm phát. Người tiêu dùng nước này vốn rất nhạy cảm với sự biến động của giá cả nên việc này khiến sức mua giảm mạnh. Các đối tác nhập khẩu không hủy đơn nhưng điều chỉnh lịch nhận hàng từ 3 - 5 tháng để chờ người tiêu dùng làm quen với mức giá mới. Trong khi đó, các thị trường như Mỹ và EU lượng hàng tồn kho vẫn còn cao do người dân thắt chặt chi tiêu khiến nhu cầu nhập khẩu giảm mạnh. Một yếu tố quan trọng khác là dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới nên các nhà nhập khẩu cũng không vội ký hợp đồng dồn dập như giai đoạn cuối năm 2021 đầu năm 2022. Chính vì vậy, xuất khẩu thủy sản có thể sẽ còn khó khăn kéo dài trong nửa cuối năm 2022.

 

Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đang có xu hướng giảm. Ảnh: Chí Nhân
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản đang có xu hướng giảm. Ảnh: Chí Nhân


Dù vậy, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP): Lạm phát ở nhiều thị trường sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thủy sản của VN trong những tháng cuối năm, tuy nhiên nhờ nửa đầu năm nay xuất khẩu tăng trưởng mạnh nên dự báo cả năm vẫn có thể đạt kim ngạch 10 tỉ USD, với mức tăng trưởng 10 - 12%.

Đối với ngành chế biến gỗ, tình hình còn khó khăn hơn rất nhiều. Một số DN cho biết từ quý 2 đơn hàng bắt đầu thưa dần và hiện tổng lượng hàng xuất giảm 30 - 40% so với năm trước. So với các mặt hàng tiêu dùng thì sản phẩm gỗ càng khó tiêu thụ hơn vì không phải hàng thiết yếu. Chính vì vậy các nhà nhập khẩu không chỉ hoãn mà hủy luôn đơn hàng. Nhiều DN nhỏ bị vướng vài hợp đồng 1 - 2 triệu USD, còn DN trung bình 4 - 5 triệu USD là bình thường. Bị hủy hợp đồng dẫn đến tồn kho tăng, tiêu thụ nội địa chậm khiến nhiều DN chỉ còn hoạt động cầm chừng. Ông Lê Văn Lương, Chủ tịch HĐQT Công ty công nghệ gỗ Đại Thành (Bình Định) thừa nhận: Hiện mùa cao điểm xuất khẩu hằng năm đã qua. Tình hình xuất khẩu quý 3 - 4 vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc vì tình hình thế giới còn nhiều biến động. Không chỉ đơn hàng ít mà thậm chí có đơn hàng nhiều DN cũng không dám nhận vì sợ đối tác hủy hợp đồng như thời gian gần đây.

Xuất khẩu và nội địa đều khó

Một trong những mặt hàng xuất khẩu khó khăn nhất trong nửa đầu năm 2022 là lúa gạo. Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), giá gạo xuất khẩu bình quân của VN trong 6 tháng đầu năm nay khoảng trên 489 USD/tấn, giảm gần 55 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. Lượng gạo xuất khẩu trong nửa năm qua đạt 3,5 triệu tấn, giá trị 1,7 tỉ USD. Những ngày đầu tháng 8, trong khi giá gạo Thái Lan đã tăng trở lại, gạo 5% tấm đạt mức khoảng 420 USD/tấn thì gạo cùng phẩm cấp của VN tiếp tục sụt giảm về mức 393 USD/tấn. Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho rằng giá lúa gạo tiếp tục có xu hướng giảm, mất 10 - 15 USD/tấn tùy loại so với đầu tháng trước.

Nguyên nhân là thị trường trầm lắng và đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu làm cho giá lúa ở thị trường nội địa giảm nhẹ 100 - 200 đồng so với tháng trước. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nông dân sản xuất lúa, đối tượng chiếm số lượng rất đông.

"Xuất khẩu sụt giảm do Trung Quốc giảm nhập trong khi thị trường tiêu thụ chính là Philippines (chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) lại chỉ chấp nhận loại gạo có mức giá vừa phải. Những thị trường khác vẫn ổn định nhưng sản lượng nhập không cao. Khả năng thị trường lúa gạo sẽ tiếp tục trầm lắng đến hết vụ thu hoạch lúa hè thu, sang cuối tháng 9 đầu tháng 10 mới có thể khởi sắc trở lại”, ông Đôn dự báo.

Theo thống kê của cơ quan hải quan Trung Quốc, nước này đã tăng nhập khẩu gạo giá rẻ từ Pakistan. Xuất khẩu gạo của Pakistan sang Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt giá trị khoảng 345 triệu USD, tăng đến 96 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là yếu tố góp thêm vào bức tranh ảm đạm của xuất khẩu lúa gạo VN.

Ngành điều ngay từ đầu năm nhiều DN đã dự báo thị trường nhiều khó khăn do tồn kho cao từ cuối năm 2021 chuyển sang nên những tháng đầu năm rất ít đơn hàng. Nhận định này đã chính xác khi trong nửa đầu năm 2022 xuất khẩu hạt điều chỉ đạt 1,5 tỉ USD, giảm 9% về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021. Ba thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của VN đều giảm mạnh về kim ngạch: Mỹ giảm 5%, Trung Quốc gần 38%, Hà Lan (nhà phân phối chính cho thị trường EU) giảm 18,5%. Dự báo xuất khẩu nhân điều sẽ giảm từ nay đến hết năm 2022 do lạm phát tại Mỹ, châu Âu khiến người dân e dè mua sắm... Trước những khó khăn trên, ngành điều phải xin điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu xuống 3,2 tỉ USD, giảm 400 triệu USD so với năm 2021 và giảm đến 600 triệu USD so với mục tiêu của năm 2022.

Một DN xuất khẩu cà phê và hàng gia vị ở TP.HCM đưa ra nhận xét: Không phải chỉ ở thị trường xuất khẩu mà thị trường nội địa cũng giảm mạnh. Có rất nhiều khó khăn trong giai đoạn nửa cuối năm nay mà các DN và nông sản phải đối mặt.


Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 sụt giảm 7,7% so với tháng trước

Theo Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 chỉ đạt 30 tỉ USD, sụt giảm 7,7% so với tháng 6.2022. Trong đó, nhóm hàng nông lâm thủy sản giảm 7,4%; nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo giảm 7,2% so với tháng trước, nhiều nhất là phân bón giảm 33%; sắt thép giảm 23%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 23%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 vẫn tăng tới 8,9% so với cùng kỳ. Điểm sáng trong xuất khẩu là nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng 23,5%, chủ yếu do xuất khẩu dầu thô tăng 83% so với tháng trước.


Theo Chí Nhân (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

Chỉ hơn 1,7 tỷ đồng, bạn có thể sở hữu mẫu xe thuần điện đầu tiên của Volvo tại Việt Nam

(GLO)- Hãng xe an toàn nhất thế giới vừa cho ra mắt chiếc xe thuần điện Volvo EC40, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của hãng. Với thiết kế hiện đại, công nghệ tiên tiến, và hiệu suất vượt trội, EC40 là đối thủ đáng gờm trong phân khúc xe điện hạng sang.

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

Aprilia RS 660: “Tinh hoa” trong làng sportbike tầm trung, giá khởi điểm từ 485 triệu đồng

(GLO)- Sở hữu khối động cơ 659cc mạnh mẽ cùng những công nghệ tiên tiến, Aprilia RS 660 không chỉ mang đến trải nghiệm lái phấn khích mà còn thể hiện sự vượt trội về hiệu suất trong tầm giá. Hiện chiếc xe này đang được bán với giá khởi điểm từ 485 triệu đồng.

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

Sở hữu dòng xe Maserati Levante LE350AL21 sang trọng với giá trên 5,4 tỷ đồng

(GLO)- Maserati Levante LE350AL21 mang đậm chất thể thao, kết hợp giữa thiết kế tinh tế và công nghệ tiên tiến. Với động cơ mạnh mẽ, khả năng vận hành tuyệt vời, Levante LE350AL21 chắc chắn sẽ làm hài lòng những tín đồ yêu thích sự khác biệt và đẳng cấp. Xe hiện có giá khoảng 5,4 tỷ đồng.

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

Aprilia Tuareg 660: Bạn đồng hành lý tưởng trên mọi cung đường phiêu lưu có giá 498 triệu đồng

(GLO)- Aprilia Tuareg 660 là mẫu xe adventure đa năng, kết hợp giữa khả năng off-road ấn tượng và sự thoải mái trên những hành trình dài. Với thiết kế hiện đại, động cơ mạnh mẽ và công nghệ tiên tiến, Tuareg 660 là lựa chọn lý tưởng cho những ai đam mê khám phá và chinh phục mọi địa hình.