Làm giàu từ trồng nấm sạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tuy mới bắt tay vào thực hiện mô hình trồng nấm sạch được hơn 2 năm nhưng gia đình chị Đinh Thị Hường (thôn Hà Thanh, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai) đã thu được thành công. Hiện tại, với 600 m2 trồng nấm, mỗi năm gia đình chị thu nhập trên 200 triệu đồng.

Khi chúng tôi đến nhà, chị Đinh Thị Hường đang hái nấm bào ngư để kịp giao cho thương lái. Chị Hường tâm sự: Trước đây, tôi đã thử nghiệm nhiều mô hình kinh tế, từ trồng rau màu, nuôi heo, nuôi gà nhưng đều không thành công. Năm 2015, giữa lúc đang phân vân với bài toán khó giải “trồng cây gì, nuôi con gì” để cải thiện cuộc sống, tôi đến  thăm một người bạn bị ung thư giai đoạn đầu. Bạn tôi kể, sau một thời gian chữa trị, được bác sĩ khuyên nên kết hợp nấu nấm bào ngư hay linh chi lấy nước uống, bạn tôi liền làm theo. Kiên trì uống nước nấm một thời gian dài, sức khỏe của bạn tôi đã khá hơn. Vậy là tôi quyết định trồng nấm vì chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình này cũng không quá cao.

 

Mô hình trồng nấm của gia đình chị Hường. Ảnh: P.T
Mô hình trồng nấm của gia đình chị Hường. Ảnh: P.T

Sau một thời gian tìm hiểu cách trồng nấm qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như trực tiếp đến học hỏi những hộ có kinh nghiệm, tháng 8-2015, chị Hường đặt mua 5 ngàn bì phôi giống nấm bào ngư và nấm sò từ Đak Lak về trồng thử nghiệm. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên gần 2/3 lứa nấm đầu tiên chị trồng bị hư. Không bỏ cuộc, chị lặn lội lên Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và ra cả tỉnh Hà Nam để học làm phôi nấm cũng như cách chăm sóc từng loại nấm.

Theo chị Hường, việc trồng nấm không hề khó và cũng khá nhàn hạ so với các công việc nhà nông khác. Tuy nhiên, người trồng phải để ý đến từng giai đoạn phát triển của nấm; môi trường lúc nào cũng phải vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát, nguồn nước tưới cho nấm phải sạch… Bên cạnh đó, khâu chọn giống đóng vai trò quyết định đến chất lượng của nấm. Vì vậy, chị Hường sử dụng mùn cưa cây cao su kết hợp cùng các loại bột bắp, cám… để ủ phôi nấm. Theo kinh nghiệm của chị Hường, chỉ ủ phôi từ bột mùn cưa cây cao su thì phôi mới cho ra nấm, còn mùn cưa các loại cây khác thì không thu được thành phẩm.

Hiện tại, gia đình chị Hường có 600 m2 trồng nấm, treo được 40 ngàn phôi nấm mỗi lứa. Mỗi năm, chị trồng được 3 lứa nấm, chủ yếu là nấm bào ngư, nấm sò và nấm mèo. Nấm bào ngư, nấm sò tính từ lúc đóng bao bì đến khi thu hoạch là 45 ngày. Chị thu nấm được 3 tháng liên tiếp, trong đó khoảng 2 tháng đầu cho thu rộ. Nấm bào ngư, nấm sò hiện có giá 25.000 đồng/kg, nấm mèo 100.000 đồng/kg. Với giá nấm như vậy, hiện mỗi năm gia đình chị Hường thu nhập trên 200 triệu đồng. “Các thương lái tự tìm đến nhà tôi mua nấm về bán. Hiện lượng nấm không đủ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là các ngày rằm, lễ, Tết. Thời gian đến, tôi dự định nhân rộng mô hình này”-chị Hường cho hay.

Không chỉ bán các loại nấm thương phẩm, chị Hường còn cung cấp phôi nấm cho các hộ dân có nhu cầu trồng nấm sạch ăn trong gia đình hay kinh doanh nhỏ lẻ. “Tôi mới trồng nấm cách đây 3 tháng. Nhờ chị Hường nhiệt tình hướng dẫn cách chăm sóc nên nấm trồng đã cho thu hoạch. Tôi rất vui khi tự trồng được nấm sạch để phục vụ bữa ăn gia đình và bán được một ít cho người quen”-chị Lã Thị Yến (tổ 13, phường Yên Thế, TP. Pleiku) vui vẻ nói.

Đánh giá về mô hình trồng nấm sạch của gia đình chị Hường, bà Puih H’Ani-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Dêr, cho biết: Chị Hường là người đầu tiên trên địa bàn xã thực hiện thành công mô hình trồng nấm sạch. Đây là mô hình hay, triển vọng để các hội viên nông dân xã tham quan, học hỏi áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập.

Phan Thương

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.