Làm điều này lúc rảnh rỗi cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghiên cứu mới, được công bố hôm 5.3 trên tạp chí khoa học BMJ Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry đã phát hiện vận động thường xuyên trong lúc rảnh có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Theo đó, hoạt động nhẹ nhàng như làm vườn hoặc dắt chó đi dạo cũng có thể giúp giảm gần 30% nguy cơ đột quỵ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.

Và thông điệp đưa ra là: Hoạt động một chút vẫn tốt hơn là không vận động gì cả!

Hoạt động một chút trong thời gian rảnh có thể giúp giảm 18% nguy cơ đột quỵ so với không hoạt động. Ảnh: Pexels

Hoạt động một chút trong thời gian rảnh có thể giúp giảm 18% nguy cơ đột quỵ so với không hoạt động. Ảnh: Pexels

Để giảm nguy cơ đột quỵ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến nghị mỗi tuần thực hiện 150 phút hoạt động vừa phải hoặc 75 phút hoạt động mạnh mẽ hoặc kết hợp cả hai.

Tuy nhiên, giờ đây, nghiên cứu mới phát hiện bất kỳ mức độ hoạt động thể chất nào, kể cả "hoạt động trong thời gian rảnh" cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Các tác giả đã phân tích 15 nghiên cứu về đề tài này, bao gồm 752.050 người tham gia, được theo dõi trong trung bình 10,5 năm, nhằm đánh giá tác động của các mức độ hoạt động thể chất khác nhau trong thời gian rảnh rỗi đối với nguy cơ đột quỵ.

Các hoạt động này bao gồm làm vườn, đi bộ, đi bộ đường dài, đạp xe đạp và cử tạ.

Kết quả đã phát hiện so với những người không hề hoạt động trong thời gian rảnh, những người hoạt động dù chỉ một chút, cũng giảm nguy cơ đột quỵ, theo Healthline.

Cụ thể, hoạt động một chút trong thời gian rảnh rỗi có thể giảm 18% nguy cơ đột quỵ so với không hoạt động.

Và hoạt động hơn 20 phút mỗi ngày có thể giảm từ 27 - 29% nguy cơ đột quỵ.

Đặc biệt, điều xuyên suốt tất cả các nghiên cứu là: Hoạt động dù ít vẫn giảm nguy cơ đột quỵ so với không làm gì cả.

Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ bác sĩ Raffaele Ornello, nhà thần kinh học, kiêm nhà nghiên cứu tại Đại học L'Aquila (Ý), cho hay: Kết quả quan trọng nhất là ngay cả một lượng nhỏ hoạt động thể chất cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Làm vườn, làm việc nhà, lau nhà, hút bụi, hoặc dắt chó đi dạo đều có tác dụng. Ảnh: Pexels

Làm vườn, làm việc nhà, lau nhà, hút bụi, hoặc dắt chó đi dạo đều có tác dụng. Ảnh: Pexels

Nếu không có thời gian, có thể chia thành những lần vận động ngắn, dễ thực hiện hơn.

Làm vườn, làm việc nhà, lau nhà, hút bụi, hoặc dắt chó đi dạo đều có tác dụng.

Và tất nhiên, nếu có thể được thì chạy bộ, nâng tạ hoặc chơi thể thao là quá tuyệt vời.

Nếu không thể đi bộ hoặc chạy bộ thì bơi, đạp xe đạp thể dục hoặc tập tạ, hãy làm bất cứ điều gì trong khả năng của bạn.

Tiến sĩ Cheng-Han Chen, giám đốc y tế của Chương trình Tim cấu trúc tại Viện Tim mạch MemorialCare, Trung tâm Y tế Saddleback (Mỹ), mách nhỏ các mẹo đơn giản sau:

Muốn có đủ 20 phút hoạt động mỗi ngày, chỉ cần 10 phút đi bộ buổi sáng và 10 phút đi bộ buổi chiều, theo Medical News Today.

Bằng cách ra khỏi nhà, đi bộ 5 phút rồi quay lại theo đường cũ về nhà thêm 5 phút, 2 lần một ngày. Hoặc lên xuống cầu thang 5 phút mỗi lần, vài lần mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

Căng thẳng dẫn đến nhiều chứng bệnh nguy hiểm

(GLO)- Hiện nay, nhiều người vẫn xem nhẹ căng thẳng, đôi khi không nhận ra bản thân đang gặp stress. Thế nhưng, theo các nghiên cứu, căng thẳng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất ngủ, thậm chí gây ra bệnh tự miễn dịch, ung thư, tim mạch.

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

Gia Lai nhiều ca sởi biến chứng nặng ở trẻ không tiêm vắc xin

(GLO)- Cuối tháng 3 vừa qua, Gia Lai ghi nhận 1 bệnh nhi (SN 2020) tử vong nghi do sởi biến chứng nặng. Trường hợp này chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Thống kê cho thấy, hầu hết các ca sởi, nghi sởi biến chứng nặng tại tỉnh đều rơi vào trường hợp không tiêm vắc xin hoặc tiêm không đầy đủ.

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

Gia Lai: Dừng in thẻ bảo hiểm y tế giấy từ ngày 1-6-2025

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội Gia Lai, từ ngày 1-6-2025, đơn vị dừng in thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) giấy kể cả các trường hợp đề nghị cấp lại và cấp đổi thẻ BHYT, chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với các trường hợp không thể cài đặt VssID, VNeID và không có căn cước công dân có gắn chíp.