Lãi 30 triệu đồng/tháng nhờ biệt tài hô biến "rác" thành phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là hộ có quy mô nuôi heo lớn nhất xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ông Tạ Đình Căn cũng gặp vô vàn khó khăn trong bối cảnh giá heo xuống quá thấp như hiện nay. Nhằm tăng thu nhập, duy trì đàn heo, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ông Căn đã xử lý chất thải đàn heo thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Ông Căn đầu tư máy nghiền nhỏ nguyên liệu để dễ dàng ủ phân. Theo ông Căn, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay.
Ông Căn đầu tư máy nghiền nhỏ nguyên liệu để dễ dàng ủ phân. Theo ông Căn, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay.


Trang trại nuôi heo của ông Căn nằm cách xa khu dân cư, được đầu tư bài bản và khép kín. Nhiều năm nay, ông nhận nuôi heo gia công cho các công ty lớn. Theo ông Căn, hình thức nuôi gia công này, phía công ty cung ứng giống, thuốc thú y, thức ăn và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Trang trại của ông Căn thường xuyên duy trì hơn 4.000 con heo/lứa, năm 2,5 lứa với giá nuôi gia công 5.000 đồng/kg heo hơi. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân lợn thải ra, ông Căn xây dựng hầm khí biogas với thể tích gần 4.000 m3 để tận dụng khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vừa hạn chế dịch bệnh cho đàn heo.

Cùng với nuôi heo, ông Căn còn đầu tư trang trại trồng nấm với diện tích lên tới 1.500 m2. Bình quân, mỗi năm ông Căn trồng khoảng 10 vạn bịch nấm rơm, 2 vạn bịch mộc nhĩ và 1 vạn bịch linh chi. Từ trồng nấm ông Căn có thu nhập 300 triệu đồng/năm.

 

Hiện, bình quân mỗi ngày ông Căn sản xuất hơn 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.
Hiện, bình quân mỗi ngày ông Căn sản xuất hơn 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.


Điểm đáng chú ý, từ năm 2014, ông đã tận dụng triệt để bã thải biogas chăn nuôi heo, bã thải từ làm nấm và các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ… đem ủ cùng với các chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Hiện, bình quân mỗi ngày ông Căn sản xuất hơn 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, với giá hơn 1.000 đồng/kg, gia đình ông có doanh thu 3 triệu đồng/ngày, trừ hết chi phí còn lãi 1 triệu đồng/ngày.

“Phân hữu cơ sinh học rất tốt cho cây trồng, có tác dụng làm tơi xốp, giữ độ ẩm cho đất. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư, nông sản làm ra cũng an toàn”-ông Căn nhấn mạnh.

 

Ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Sau khi ủ xong, bà con nên che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong.
Ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Sau khi ủ xong, bà con nên che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong.


Ông Căn thổ lộ, trong bối cảnh giá heo hơi giảm và dư thừa như hiện nay, thì lợi nhuận từ việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải đàn lợn đang là giải pháp “cứu cánh” cho gia đình ông duy trì đàn heo. “Tuy nuôi gia công được phía công ty hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra, nhưng đàn heo dư thừa nhiều, phía công ty họ cũng đến thu mua chậm. Trong khi đó, đàn heo nuôi đến 1 thời điểm là không tăng cân, càng nuôi chỉ càng tốn tiền thức ăn (phía công ty quy định chỉ hỗ trợ 2,6 tạ cám/1 tạ heo hơi, vượt ngoài ngưỡng đó, hộ nuôi gia công phải chịu tiền thức ăn cho heo)”-ông Căn phân tích.
 

Lợi nhuận từ việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải đàn lợn đang là giải pháp “cứu cánh” cho gia đình ông Căn duy trì đàn lợn.
Lợi nhuận từ việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải đàn heo đang là giải pháp “cứu cánh” cho gia đình ông Căn duy trì đàn lợn.

 
Chia sẻ kinh nghiệm làm phân hữu cơ vi sinh ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Bà con chỉ cần phối trộn các nguyên liệu dùng để ủ phân (phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ, trấu, phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm biogas) với các chế phẩm vi sinh EM 1 và rỉ mật đường theo tỷ lệ nhất định.

“Với nguyên liệu để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Sau khi ủ xong, bà con nên che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong. Bên canh đó, nơi ủ phân phải có mái che chắn cẩn thận.Thời gian ủ xong khoảng 45 ngày, trong thời gian này bà con nên kiểm tra, đảo trộn 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày”-ông Căn lưu ý.

Theo Danviet

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.