Kỳ vọng vào thủy lợi A Dơk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- “Dự án sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi A Dơk cùng đường giao thông khu vực xã A Dơk và thị trấn Đak Đoa đang đi vào hoàn thiện. Đến nay, phần việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi đã hoàn tất 90% và khoảng 60% khối lượng thi công hạ tầng giao thông cũng đã hoàn thành. Hiện các đơn vị thi công đang nỗ lực hoàn thành phần việc còn lại để đến cuối năm nay đưa công trình vào sử dụng. Khi đó, người dân thị trấn Đak Đoa và các xã phía Nam huyện Đak Đoa sẽ được hưởng lợi trực tiếp”-ông Nguyễn Văn Yên-Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh-cho biết.
  Người dân xã A Dơk chăm sóc cây trồng tại cánh đồng Ia Kut. Ảnh: H.C
Người dân xã A Dơk chăm sóc cây trồng tại cánh đồng Ia Kut. Ảnh: H.C
Dự án sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi A Dơk cùng đường giao thông khu vực xã A Dơk và thị trấn Đak Đoa do Sở Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư. Đại diện cho chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và PTNT tỉnh. Dự án có tổng vốn trên 66 tỷ đồng, trong đó Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ hơn 61 tỷ đồng. Quy mô xây dựng bao gồm: hệ thống kênh mương kiên cố bằng bê tông cốt thép dài 4,2 km; nạo vét 3,7 km kênh mương nội đồng; cải tạo cụm công trình đầu mối Ia Kut; sửa chữa nâng cấp và làm mới 6.369 m đường giao thông nông thôn loại B, cấp IV (từ trụ sở UBND xã A Dơk đến trung tâm thị trấn Đak Đoa)... Các nhà thầu thực hiện công trình này là liên danh Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Sông Ba và Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi, liên danh Tổng Công ty xây dựng Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa-Công ty TNHH một thành viên Đông Sơn, liên danh Công ty Hoàng Đức Sang-Phú Hương-Tân Hưng.
Sau khi hoàn thành, dự án có năng lực cung cấp nước tưới cho 370 ha cây trồng các loại, gồm 366 ha lúa và 4 ha rau màu. Ngoài ra, việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông nông thôn giúp các địa phương trong khu vực  kết nối với nhau và với trung tâm huyện Đak Đoa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Ông Lê Trọng Đoàn-Chủ tịch UBND xã A Dơk-cho hay, từ khi dự án triển khai, bà con trong vùng rất phấn khởi, mạnh dạn đầu tư mở rộng thâm canh sản xuất. Khi dự án hoàn thành, đường từ trụ sở UBND xã A Dơk đến trung tâm thị trấn Đak Đoa được rút ngắn xuống còn 6 km. Không chỉ người dân xã A Dơk mà các xã Glar, Ia Băng, Ia Pết... cũng đều được hưởng lợi.
Còn ông Lê Viết Phẩm-Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-khẳng định: “Không chỉ giúp chủ động nguồn nước tưới, đường sá đi lại thuận tiện, dự án còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, thúc đẩy kinh tế-xã hội trong vùng phát triển, bảo đảm an ninh trật tự địa phương”. 
Hoàng Cư

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.