Kỳ nghỉ lễ đặc biệt của người dân Phố núi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với người dân Phố núi Pleiku, những ngày qua, nhất là dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay thật đặc biệt, vì đây là thời gian để mỗi người thể hiện lòng yêu nước với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở yên đó”.
 

Như thường lệ, từ mờ sáng ngày 2-9, ông Nguyễn Văn Thắng (tổ 5, phường Yên Thế, TP. Pleiku) cẩn thận lấy từ trong tủ ra lá cờ ủi phẳng, lắp thêm chiếc cán dài và treo trước cổng nhà với tâm thế nghiêm trang. Có lẽ đây là ngày Tết Độc lập và kỳ nghỉ lễ khác lạ nhất trong cuộc đời hơn 50 năm của ông.

Tết Độc lập năm nay là tết của trách nhiệm, sự chia sẻ và yêu thương. Ảnh: Đức Thụy
Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 năm nay, người dân TP. Pleiku chỉ ra đường trong những trường hợp cần thiết.. Ảnh: Đức Thụy



Ông Thắng chia sẻ: “Cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho sự chiến đấu và chiến thắng. Tôi luôn trân trọng biểu tượng ấy. Và hơn hết, trong thời điểm này, khi đất nước đang căng mình chống dịch Covid-19, việc treo cờ Tổ quốc như nhắc nhở tôi phải góp sức nhỏ bé của mình cùng người dân trong tổ dân phố đoàn kết, đồng lòng xây dựng đất nước, chiến thắng dịch bệnh. Dịp lễ năm nay thật đặc biệt, vì đó là thời gian để mỗi người dân thể hiện lòng yêu nước với nguyên tắc ai ở đâu thì ở yên đó”.

4 ngày nghỉ lễ cũng là những ngày TP. Pleiku thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì vậy, sự đoàn kết, đồng lòng lại càng được thể hiện rõ nhất. Hàng năm, vào ngày này, khắp nơi sẽ tưng bừng cờ hoa, người người nô nức xuống đường, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong khi đó, những người con xa quê thì trở về vui vầy cùng gia đình.

Nhưng năm nay thì khác. Người dân hạn chế ra đường, một số hoạt động kinh doanh dịch vụ, giải trí phải đóng cửa, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc... Cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay phấp phới khắp các tuyến phố, con hẻm nhưng bao trùm là không khí yên ắng. Hầu hết người dân Phố núi đều ý thức thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 để cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.

Thay vào không khí tưng bừng, náo nhiệt như mọi năm là hình ảnh đường phố vắng lặng và sự vất vả của những chiến sĩ tuyến đầu đang căng mình chống dịch, để bảo vệ “quyền được sống” cho người dân. Tính chất sống còn của cuộc chiến chống "giặc Covid-19" không chỉ thể hiện ở số ca nhiễm, ca tử vong, bệnh viện hay khu cách ly quá tải… mà còn gắn với sự hy sinh ở nơi tuyến đầu chống dịch cùng với sự quyết liệt của xã hội. Không còn ai đứng ngoài cuộc. Nhiều bác sĩ, chiến sĩ lực lượng vũ trang không nhớ nổi bản thân mình đã xa nhà bao nhiêu ngày nói gì đến việc tận hưởng những ngày nghỉ lễ. Nhiều đoàn viên, thanh niên tình nguyện bỏ lại những bữa cơm ấm áp bên gia đình để tập trung ngày đêm tham gia công tác phòng-chống dịch... Kỳ nghỉ lễ năm nay có thể nói là mùa lễ đặc biệt nhất, có nhiều người xa nhà, xa người thân để tham gia chống dịch. Nhưng là mùa lễ có nhiều ý nghĩa nhất với họ vì được góp sức cho xã hội mong sớm đem lại cuộc sống bình yên cho mọi người.

Lẽ đương nhiên, dịp lễ năm nay có lẽ là thời điểm thích hợp để mỗi chúng ta chiêm nghiệm lại cuộc sống. Trải qua những ngày thực hiện giãn cách xã hội, chúng ta càng trân trọng mỗi khoảnh khắc được đi làm, đi học, đi chơi và sum họp cùng gia đình, bạn bè. Chúng ta càng cảm thấy trân quý cuộc sống của những ngày bình thường. Tết Độc lập năm nay là tết của trách nhiệm, sự chia sẻ và yêu thương.

MAI KA

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null