Krông Pa tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) hiện có 2 xã và 3 buôn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Năm 2021, huyện tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng các tiêu chí và phấn đấu có thêm 2 xã và 1 buôn đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt thêm 1-2 tiêu chí.
Năm 2021, xã Uar đăng ký đạt chuẩn NTM và buôn Tiang đạt chuẩn NTM trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện buôn Tiang còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: nhà ở dân cư; thu nhập; hộ nghèo; giáo dục và đào tạo; môi trường và an toàn thực phẩm.
Ông Rah Lan Ki cho biết: Trước đây, đoạn đường qua nhà ông rất hẹp nên việc đi lại khó khăn. Khi địa phương có chủ trương làm đường giao thông nông thôn, ông tự nguyện hiến hơn 500 m2 đất vườn và tháo dỡ hàng rào xây để mở rộng đường. Sau khi thấy ông hiến đất, nhiều hộ cũng đồng tình làm theo, di dời công trình phục vụ việc mở rộng tuyến đường.
“Giờ đây, con đường đã được đổ bê tông rộng rãi, sạch sẽ giúp bà con đi lại thuận lợi. Ngoài ra, tôi vận động người dân trong buôn tích cực tham gia xây dựng NTM, vệ sinh đường làng, ngõ xóm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Hy vọng địa phương sẽ sớm đạt chuẩn NTM”-ông Ki chia sẻ.
Người dân xã Uar dỡ hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn
Người dân xã Uar dỡ hàng rào để mở rộng đường giao thông nông thôn. Ảnh: Lê Nam
Theo ông Nguyễn Đức Nguyên-Chủ tịch UBND xã Uar, để về đích NTM vào cuối năm nay, xã phải đạt thêm 4 tiêu chí gồm: thu nhập; văn hóa; môi trường và an toàn thực phẩm; hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.
Trước mắt, địa phương tập trung thực hiện quy hoạch chi tiết cho khu dân cư và hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp như: đường giao thông nội đồng, điện phục vụ sản xuất, hệ thống kênh mương; khuyến khích nông dân xây dựng mô hình liên kết cánh đồng lớn nhằm đưa cơ giới vào sản xuất, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, UBND xã chỉ đạo các thôn, buôn tăng cường tuyên truyền, vận động người dân xây nhà tắm, nhà tiêu, bể chứa nước đảm bảo vệ sinh và làm hàng rào xanh, con đường hoa để đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, xã Chư Gu hiện đã đạt 17/19 tiêu chí NTM. Để về đích NTM vào cuối năm 2021, xã tiếp tục củng cố, giữ vững những tiêu chí đã đạt và tập trung nguồn lực hoàn thiện 2 tiêu chí chưa đạt gồm: hộ nghèo; môi trường và an toàn thực phẩm.
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tuyên cho hay: “Cuối năm 2020, toàn xã còn 145 hộ nghèo (chiếm 7,74%). Do đó, xã phấn đấu đến cuối năm nay giảm ít nhất 45 hộ, để tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%”. Theo ông Tuyên, ngay từ đầu năm, xã đã phân công cụ thể cho từng thôn, buôn và Mặt trận, đoàn thể có kế hoạch giúp đỡ, hướng dẫn các hộ đã đăng ký thoát nghèo. 
“Đối với tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm, xã hợp đồng với Đội công trình đô thị huyện thu gom rác thải cho người dân và đầu tư 800 bể chứa rác ở các khu dân cư. Đồng thời, hỗ trợ người dân vay vốn để xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh. Ngoài ra, xã sẽ hỗ trợ những hộ khó khăn, hộ nghèo làm nhà vệ sinh, nhà tắm với định mức 5,7 triệu đồng/hộ. Như vậy, chắc chắn xã Chư Gu sẽ về đích NTM vào cuối năm nay”-Chủ tịch UBND xã Chư Gu khẳng định.
Đường giao thông nông thôn ở xã Chư Gu (huyện Krông Pa) được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam
Đường giao thông nông thôn ở xã Chư Gu (huyện Krông Pa) được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn huyện Krông Pa đã khởi sắc. Sự thay đổi rõ nét là cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước hoàn thiện. Bên cạnh đó, công tác tập huấn kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống mới có năng suất, chất lượng được đẩy mạnh. Nhờ đó, đời sống người dân từng bước được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt khoảng 33,2 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,43%.
Trao đổi với P.V, ông Đinh Xuân Duyên-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện-cho biết: “Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Cùng với đó, ưu tiên các nguồn lực để đầu tư cho những dự án phục vụ sản xuất. Tiếp tục phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đổi mới tổ chức sản xuất xây dựng các mô hình liên kết. Đồng thời, tập trung khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường nông thôn, thu gom xử lý rác thải, chất thải, nước thải trong sinh hoạt và chăn nuôi, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân. Giữ vững quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội”.
LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Hội xuân ở xã Tơ Tung. Ảnh: Ngọc Minh

Hội Xuân ở xã Tơ Tung

(GLO)- Hội Xuân văn hóa-thể thao các dân tộc mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025 và liên hoan văn hóa cồng chiêng lần thứ IV do UBND xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày 7-2 thu hút nhiều người dân và du khách tham gia.