Krông Pa nỗ lực cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trong lần đầu tiên tỉnh tiến hành khảo sát, đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2019, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) có một số chỉ số liên quan tới đội ngũ cán bộ chưa được đánh giá cao. Do vậy, cấp ủy và chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp để cải thiện các chỉ số này.
Kết quả khảo sát các chỉ số DDCI năm 2019, huyện Krông Pa xếp vị trí thứ 6/12 với 61,27 điểm (có 12 huyện, thị xã, thành phố tham gia vào đợt khảo sát, đánh giá chỉ số DDCI lần đầu tiên của tỉnh). Ông Nguyễn Tiến Quang-Giám đốc VCCI-Chi nhánh Đà Nẵng, đơn vị thực hiện việc đánh giá, khảo sát chỉ số DDCI-cho biết: “Qua khảo sát, một số chỉ số thành phần ở các địa phương trong tỉnh có điểm số khá thấp như: thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động... Song, với các chỉ số này, huyện Krông Pa làm rất tốt”.
Cụ thể, tính năng động xếp vị trí thứ 3 với 7,29 điểm; có 3 chỉ số huyện đều xếp vị trí thứ 2 là cạnh tranh bình đẳng với 8,17 điểm, hỗ trợ doanh nghiệp 8,32 điểm và thiết chế pháp lý 8,26 điểm. Điều này cho thấy, cộng đồng doanh nghiệp tại đây đánh giá rất cao những nỗ lực của huyện trong việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian qua.
Bà Bùi Thị Quy-Giám đốc Công ty TNHH Thương mại chế biến Nông-Lâm sản Đường Vạn Phát-bày tỏ: “Chúng tôi rất hài lòng với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương đối với doanh nghiệp, nhất là việc chỉ đạo đơn vị chức năng giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết để doanh nghiệp triển khai dự án. Đó là lý do để chúng tôi đầu tư nhà máy chế biến tinh bột mì và nhà máy sản xuất phân vi sinh tại huyện Krông Pa”.
Công nhân sản xuất tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH Thương mại Chế biến Nông-Lâm sản Đường Vạn Phát (huyện Krông Pa). Ảnh: INTERNET
Công nhân sản xuất tại Nhà máy chế biến tinh bột sắn của Công ty TNHH Thương mại Chế biến Nông-Lâm sản Đường Vạn Phát (huyện Krông Pa). Ảnh: INTERNET
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm nổi bật kể trên, huyện Krông Pa cũng có một số hạn chế cần khắc phục. Đó là chi phí thời gian, huyện xếp thứ 11/12 đơn vị với 4,81 điểm; chi phí không chính thức xếp thứ 10/12 với 4,05 điểm; vai trò người đứng đầu xếp thứ 9/12 với 5,35 điểm và tính minh bạch, huyện xếp thứ 8/12 với 5,29 điểm.
Trong đó, chỉ số chi phí thời gian thể hiện việc đánh giá cán bộ hướng dẫn thủ tục rõ ràng, đầy đủ và các thủ tục hành chính được xử lý đúng hẹn giúp doanh nghiệp khắc phục các sai sót trong hoạt động kinh doanh hay không. Chỉ số chi phí không chính thức sẽ cho thấy có hay không hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, chỉ số vai trò người đứng đầu sẽ đánh giá cao việc lãnh đạo lắng nghe và tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp; giải quyết triệt để các vấn đề xảy ra với doanh nghiệp; có theo dõi, giám sát cấp dưới thực thi đúng với chủ trương hay không. Với các chỉ số này, rõ ràng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện Krông Pa vẫn còn những hạn chế nhất định. 
Công trình thủy lợi Ia Mlah, huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Duy
Công trình thủy lợi Ia Mlah, huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Duy
Ông Hoàng Xuân Hảo-Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Krông Pa-cho biết: “Thời gian qua, huyện cũng đã chủ động đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo để quản lý từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như trình độ, năng lực, tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, chưa nêu cao vai trò nêu gương của người đứng đầu”.
Theo Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Krông Pa, để khắc phục những hạn chế liên quan tới đội ngũ cán bộ, công chức, góp phần cải thiện chỉ số DDCI, thời gian tới, huyện sẽ tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hội đủ cả đức lẫn tài, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. 
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

Gia Lai: Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực di sản văn hóa

(GLO)- Ngày 14-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 352/QĐ-UBND về việc công bố danh mục và phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết đối với 1 thủ tục hành chính (TTHC) mới trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch.

Xếp hạng di tích quốc gia Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947. Ảnh: Ngọc Minh

Di tích lịch sử địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 được xếp hạng di tích quốc gia

(GLO)- Ngày 14-4, Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định số 1010/QĐ-BVHTTDL về việc xếp hạng di tích quốc gia đối với di tích lịch sử Địa điểm tưởng niệm vụ thảm sát tại Tân Lập năm 1947 (xã Kông Bla, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai).

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...