Hoạt động phối hợp được các xã thực hiện dựa trên các nguyên tắc: Thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động giữa các xã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phối hợp quản lý, bảo vệ ở khu vực giáp ranh nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.
Đại diện các xã ký kết quy chế phối hợp bảo vệ rừng giáp ranh. Ảnh: Nguyễn Chi |
Theo đó, các địa phương sẽ phối hợp thực hiện các hoạt động: Tuyên truyền, vận động, quản lý đối tượng vi phạm; kiểm tra, truy quét, xử lý vi phạm; quản lý dân di cư tự do, trật tự an toàn trên địa bàn; giải quyết tình hình xâm canh, lấn, chiếm đất rừng; quản lý các phương tiện vận chuyển vào rừng. Phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, hỗ trợ phương tiện, lực lượng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
Lực lượng bảo vệ rừng của 3 xã phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Mọi khó khăn, vướng mắc trong quá trình phối hợp được giải quyết thông qua trao đổi thống nhất theo chức năng, nhiệm vụ ở đơn vị.
Quy chế phối hợp giữa các địa phương cũng đã xác định trách nhiệm của các xã để chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng; kịp thời phát hiện ngăn chặn và xử lý theo quy định pháp luật các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp tại khu vực giáp ranh.
Trên cơ sở quy chế phối hợp đã được ký kết, từng đơn vị chủ rừng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, các văn bản trao đổi theo từng đợt, từng giai đoạn đã được thống nhất ký kết, phê duyệt nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Việc ký kết được các xã thực hiện nhằm tăng cường lực lượng đủ mạnh để phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất, có cơ chế giám sát lẫn nhau, tiến tới duy trì thường xuyên các hoạt động chốt chặn, tuần tra, kiểm tra, truy quét, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp và phòng cháy, chữa cháy rừng tại các khu vực giáp ranh của các xã.