Krông Pa gặp khó trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau khi rà soát theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) có 3 xã bị rớt 3 tiêu chí, 10 xã khác gặp khó ở các tiêu chí như: nghèo đa chiều, thu nhập, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, môi trường và an toàn thực phẩm.

Chư Gu không thể đạt chuẩn NTM theo kế hoạch

Chư Gu là 1 trong 9 xã của tỉnh đăng ký đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, hiện tại, xã mới chỉ đạt 13/19 tiêu chí; còn 6 tiêu chí gần như không thể đạt được để về đích NTM theo kế hoạch gồm: thu nhập, nghèo đa chiều, lao động, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm. Ông Ksor Nhối-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Những năm qua, nhờ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của xã đã khởi khắc hơn, cơ sở hạ tầng giao thông, trường học, nhà sinh hoạt cộng đồng được quan tâm đầu tư và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí một số nơi còn hạn chế nên chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế. Giá cả các mặt hàng nông sản chủ lực bấp bênh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của phần lớn người dân.

Người dân xã Ia Mlah nhận giống mì mới HN5 để trồng trong vụ mùa 2023. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Ia Mlah nhận giống mì mới HN5 để trồng trong vụ mùa 2023. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Ksor Nhối, thu nhập của người dân hiện mới đạt 35 triệu đồng/người/năm. Để đạt chuẩn tiêu chí này thì thu nhập cuối năm 2023 phải đạt 47 triệu đồng/người/năm. Một trong những tiêu chí nữa khó thực hiện trên địa bàn xã đó là nghèo đa chiều. Hiện nay, toàn xã còn 281 hộ nghèo (chiếm 15,35%) và 172 hộ cận nghèo (chiếm 9,4%). Như vậy, để đạt chuẩn tiêu chí nghèo đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo phải giảm xuống dưới 8,5%. Đây là điều rất khó thực hiện. Đối với tiêu chí y tế, tỷ lệ người dân trên địa bàn tham gia bảo hiểm y tế mới đạt 83% nên cần phải vận động có thêm 586 người tham gia thì mới đạt chuẩn. “Hiện xã còn nhiều tiêu chí khó đạt nên chắc chắn không thể về đích NTM theo kế hoạch vào cuối năm 2023. Ủy ban nhân dân xã tiếp tục lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, thoát nghèo; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, xây dựng nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Xã phấn đấu đến năm 2025 sẽ đạt chuẩn NTM”-ông Nhối thông tin thêm.

Nhiều xã rớt tiêu chí

Huyện Krông Pa có 3 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Phú Cần, Ia Mlah và Uar. Tuy nhiên, sau khi rà soát theo Bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh thì cả 3 xã đều bị tụt giảm còn 16/19 tiêu chí. Cũng qua rà soát, huyện chưa có xã nào đạt chuẩn tiêu chí nghèo đa chiều; chỉ có 3/13 xã đạt tiêu chí thu nhập; 2/13 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 3/13 xã đạt tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm.

Trung tâm xã Ia Mlah nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Nam

Trung tâm xã Ia Mlah nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Ksor Luân-Chủ tịch UBND xã Ia Mlah, sau khi rà soát theo Bộ tiêu chí về xã NTM giai đoạn 2021-2025, xã bị rớt 3 tiêu chí gồm: nghèo đa chiều, tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y tế. Cụ thể, xã còn 85 hộ nghèo (chiếm 8,55%), 124 hộ cận nghèo (chiếm 12,48%). Với tiêu chí y tế, sau khi đạt chuẩn NTM thì người dân tộc thiểu số không còn được hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế nên tỷ lệ này của xã chỉ còn 46% so với quy định là từ 90% trở lên; tỷ lệ người dân có sổ khám-chữa bệnh điện tử còn thấp. Ngoài ra, xã có hợp tác xã nhưng hoạt động không hiệu quả nên không đạt tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

Trao đổi với P.V, ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Bộ tiêu chí xã NTM giai đoạn 2021-2025 tăng 8 chỉ tiêu so với giai đoạn trước và có rất nhiều nội dung được điều chỉnh, mức quy định đạt chuẩn cao hơn. Trong đó, nhiều tiêu chí khó thực hiện như: thu nhập, nghèo đa chiều, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm... Ngoài ra, điều kiện đặc thù của địa phương còn nhiều khó khăn, xuất phát điểm thấp; nguồn vốn đầu tư cho chương trình hạn chế; đa số hộ dân kinh tế khó khăn nên việc huy động đóng góp để xây dựng NTM còn rất ít.

Hệ thống đường giao thông thôn Tập đoàn 4+5 (buôn Ma Rôk cũ; xã Chư Gu, huyện Krông Pa) được đầu tư bài bản, thuận tiện cho người dân đi lại. Ảnh: Lê Nam

Hệ thống đường giao thông thôn Tập đoàn 4+5 (buôn Ma Rôk cũ; xã Chư Gu, huyện Krông Pa) được đầu tư bài bản, thuận tiện cho người dân đi lại. Ảnh: Lê Nam

“Thời gian tới, Phòng Nông nghiệp và PTNT tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; tập trung triển khai các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa chủ lực trên địa bàn huyện như: hỗ trợ dự án phát triển bò thịt chất lượng cao, xây dựng mô hình giống mì sạch bệnh, năng suất cao (HN3, HN5). Đồng thời, đề xuất UBND huyện và các đơn vị liên quan hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển chăn nuôi. Huyện sẽ tập trung hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt đối với xã phấn đấu về đích năm 2023 và 3 xã Phú Cần, Ia Mlah và Uar để không bị thu hồi quyết định công nhận đạt chuẩn NTM”-ông Châu thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.