Krông Pa: Chỉ hơn 20,5% rừng trồng giai đoạn 2018-2020 đạt yêu cầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn vừa có buổi giám sát công tác trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Krông Pa giai đoạn 2017-2021.

Theo quy hoạch 3 loại rừng, huyện Krông Pa có hơn 73.967 ha rừng tự nhiên hơn 1.730 ha rừng trồng và hơn 26.764 ha đất chưa có rừng.  Giai đoạn 2017-2021, huyện đã tổ chức 31 đợt tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với hơn 5.129 lượt người tham gia. Qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng chức năng đã phát hiện 42 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, gây thiệt hại gần 35 ha rừng tự nhiên. Từ năm 2018 đến 2021, toàn huyện đã triển khai trồng được hơn 471,49 ha rừng từ nguồn hỗ trợ theo Quyết định 38 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn vốn khác. Qua kiểm tra, nghiệm thu năm 2021 đối với diện tích rừng trồng giai đoạn 2018-2020, có 65,17 ha đạt yêu cầu (chiếm 20,52%).

Đoàn giám sát HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đi khảo sát thực tế tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Phương
Đoàn giám sát đi khảo sát thực tế tại xã Đất Bằng, huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Phương

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị chủ rừng đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị như: công tác quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn rộng, lực lượng mỏng, chế độ thấp; kinh phí cấp phân bổ về xã chậm; khó khăn trong công tác khoán quản lý, bảo vệ rừng; cần tạo điều kiện để khuyến khích người dân tự nguyện kê khai giao trả diện tích đất rừng đã lấn chiếm để tham gia trồng rừng; có chính sách hỗ trợ đối với những hộ dân tự bỏ vốn trồng rừng trên diện tích nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng... 

Quang cảnh buổi làm việc tại UBND huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Phương
Quang cảnh buổi làm việc tại UBND huyện Krông Pa. Ảnh: Hà Phương

Trên cơ sở thực tế giám sát về công tác quản lý, bảo vệ rừng và các ý kiến tham gia tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trương Văn Đạt đánh giá công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân được huyện Krông Pa làm rất tốt. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được huyện triển khai có hiệu quả, có cách làm mới, sáng tạo; trách nhiệm của chủ rừng từ phát hiện và xử lý rất kịp thời và nghiêm khắc. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà huyện cần khắc phục như: một số cán bộ ở địa phương còn lơ là trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; diện tích thu hồi đất rừng, diện tích trồng rừng đạt yêu cầu còn thấp… Đồng thời, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị huyện cần thực hiện tốt hơn nữa trong việc ngăn chặn kịp thời các vụ vi phạm xảy ra, trong đó có tình trạng lấn chiếm đất rừng làm rẫy. 

HÀ PHƯƠNG

Krông Pa: Chỉ hơn 20,5% rừng trồng giai đoạn 2018-2020 đạt yêu cầu ảnh 3
 

Có thể bạn quan tâm

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

Siết chặt chất lượng cây giống cà phê

(GLO)- Gia Lai đang bước vào đầu mùa mưa-thời điểm thuận lợi để nông dân tái canh và trồng mới cà phê. Cùng với đó, các vườn ươm trên địa bàn tỉnh cũng nhộn nhịp xuất bán cây giống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

Các cơ sở kinh doanh cây giống vào mùa

(GLO)- Gia Lai đang bước vào mùa mưa nên nhu cầu mua cây giống của nông dân trong tỉnh khá lớn. Nắm bắt nhu cầu trên, các cơ sở kinh doanh cây giống cũng chuẩn bị nguồn hàng đảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường.

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

Krông Pa tổ chức tập huấn xây dựng mã số vùng trồng

(GLO)- Trong 2 ngày (13 và 14-5), Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Krông Pa phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai tổ chức 2 lớp tập huấn xây dựng mã số vùng trồng cho gần 200 cán bộ, công chức cấp xã, các hộ dân, doanh nghiệp và HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.