Kông Chro: Vùng sâu thiếu nước sinh hoạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hàng trăm hộ dân tại xã Chơ Long và xã Đak Song (huyện Kông Chro, Gia Lai) đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do nắng hạn kéo dài gần 3 tháng nay. Hiện tại, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây phải ra suối gùi từng can nước về dùng. 
Trên đường lấy nước từ suối về, chị Đinh Thị Siu (làng Blà, xã Đak Song) chia sẻ: “Vào mùa khô, nước ở sông, suối cũng không đủ để lấy một lúc nên mình phải đi lấy nước nhiều lần trong ngày. Dù biết sử dụng nước suối không đảm bảo vệ sinh nhưng đành chấp nhận. Hàng ngày, mình ra suối lấy nước về tắm giặt, còn nấu ăn thì dùng nước mưa tích trữ sẵn lâu nay”.
 Nhiều hộ dân tại làng Blà, xã Đak Song đứng trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: H.P
Nhiều hộ dân tại làng Blà, xã Đak Song đứng trước tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Ảnh: H.P
Theo tìm hiểu của P.V, trên địa bàn xã Đak Song có 2 công trình cấp nước tự chảy phục vụ cho 434 hộ dân nhưng đều đã hư hỏng từ nhiều năm nay. Riêng xã Chơ Long thì không có công trình cấp nước nào, chỉ có 13 giếng đào phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho 820 hộ dân trên địa bàn. Ông Đinh Văn Phiêu-Chủ tịch UBND xã Chơ Long-cho biết: “Xuất phát từ ý kiến của bà con tại các cuộc họp và tiếp xúc cử tri, UBND xã đã đề xuất huyện xây dựng công trình cấp nước tự chảy. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát thì không có mạch nước nguồn đủ cung ứng, chi phí lại quá cao nên chưa thể tiến hành. Bên cạnh đó, đời sống của người dân trên địa bàn xã còn thiếu thốn nên không dễ bỏ tiền túi trang trải tiền điện nước”.
Thiếu nước sinh hoạt là vấn đề đã xảy ra từ nhiều năm nay ở các xã nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro. Theo ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro, hiện nay, hạn hán xảy ra trên địa bàn hết sức gay gắt dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Ủy ban nhân dân huyện đang nỗ lực tìm các giải pháp để giải quyết bài toán này. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là tìm nguồn nước mạch để đáp ứng đủ cho công trình cấp nước tự chảy. Huyện cũng thường xuyên khuyến khích bà con tìm nguồn nước mạch để đào giếng. Thời gian tới, UBND huyện sẽ đưa ra giải pháp để phần nào giảm bớt khó khăn trong vấn đề thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
HÀ PHƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

Những năm tháng cuối đời của Anh hùng Núp

(GLO)- Những ngày cuối tháng 4 lịch sử, chúng tôi đến Nhà lưu niệm Anh hùng Núp (xã Tơ Tung, huyện Kbang) để sưu tầm thêm tư liệu, phục vụ triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Gia Lai nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của người anh hùng huyền thoại (2/5/1914-2/5/2024).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.