Kông Chro: Nhộn nhịp Chợ phiên nông sản an toàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 2 ngày diễn ra, Chợ phiên nông sản an toàn huyện Kông Chro, Gia Lai lần thứ 2 đã thu hút hơn 1.000 lượt khách tham quan, mua sắm; tổng doanh thu từ các gian hàng đạt trên 200 triệu đồng.
Quảng bá nông sản an toàn     
Năm nay, Chợ phiên nông sản an toàn được tổ chức tại thị trấn Kông Chro. Tại đây, 20 gian hàng được bố trí dọc tuyến đường nhựa, sạch sẽ thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách tham quan, mua sắm. Các gian hàng thuộc các hộ kinh doanh, hội, đoàn thể và 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã trưng bày, giới thiệu các mặt hàng như: đậu, măng khô, chanh dây, bơ, chuối, ổi, quýt, dừa… Ngoài ra còn có các sản phẩm đặc trưng của đồng bào bản địa như: gà, gạo lúa rẫy, hạt bo bo, heo đen… Những sản phẩm này được kiểm tra nguồn gốc, được cơ quan quản lý chứng nhận sản phẩm an toàn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hay tham gia chuỗi giá trị thực phẩm an toàn.
Anh Trần Văn Luyện (thôn 1, xã Chư Krêy) cho hay: Năm 2012, gia đình anh trồng hơn 1 ha cây mắc ca, đến nay đã cho thu hoạch. Vợ chồng anh tự rang sấy, mua máy về tách vỏ, máy hút chân không đóng bao bì, nhãn mác, xuất bán trên phạm vi toàn quốc. Tham gia chợ phiên năm nay, gia đình anh tiếp tục đăng ký bán sản phẩm hạt và giống cây mắc ca. “Chợ phiên năm trước, tôi có mang mấy ký hạt mắc ca bán thử. Sau khi mua ăn và tìm hiểu về nguồn gốc, nhiều khách hàng còn đặt mua cây giống. Từ cuối năm 2018 đến nay, gia đình tôi đã bán được hơn 1.500 cây giống mắc ca cho người dân trên địa bàn huyện. Chợ phiên năm nay, gia đình tôi bán được trên 10 kg hạt và một vài khách hàng cũng đã đặt mua cây giống”-anh Luyện vui vẻ chia sẻ.
 Người tiêu dùng chọn trái cây tại chợ phiên. Ảnh: N.M
Người tiêu dùng chọn trái cây tại chợ phiên. Ảnh: N.M
Tương tự, chị Đinh Thị Dêh (làng Mèo, xã Đak Pling) phấn khởi nói: “Gian hàng của xã chúng tôi bày bán các sản phẩm do bà con trồng, thu hái được như: rau dớn, củ mì, gạo lúa rẫy, đọt mây, chuối mốc... Đây cũng là những sản phẩm năm ngoái chúng tôi bày bán. Do đã biết những sản phẩm này tươi ngon, chất lượng, an toàn nên khách hàng tìm mua rất đông. Các sản phẩm mang tới chợ phiên đều đã được bán hết”.
Thu hút trên 1.000 lượt người tham quan, mua sắm
Nằm ở vị trí gần cổng chợ, gian hàng của xã Đak Pling thu hút rất đông khách. Bốc nắm gạo lên xem, chị Đinh Thị Ben (tổ dân phố Plei Nghe, thị trấn Kông Chro) quyết định mua 10 kg. “Đây là gạo lúa rẫy, trồng 6 tháng mới cho thu hoạch. Tôi rất thích loại gạo còn nguyên phần vỏ lụa như thế này, giúp giữ được hương thơm đặc trưng của gạo. Khi nấu cơm, nấu rượu, nổ bỏng… đều rất ngon. 10 kg gạo có giá 150 ngàn đồng là không đắt. Tôi sẽ mua thêm đọt mây để ủng hộ bà con”-chị Ben hồ hởi. 
 Nhà gần khu vực chợ phiên nên từ sáng sớm chị Phạm Thị Nhâm (tổ 7, thị trấn Kông Chro) đã rủ mấy chị em trong xóm đến tham quan và mua hàng. Chị Nhâm bộc bạch: Chợ phiên năm nay tổ chức quy mô lớn, thu hút đông đảo nhân dân đến tham quan, mua sắm. Nhất là tối 27-9, từng dòng người tấp nập tới vui chơi, dự lễ khai mạc. Không khí nhộn nhịp, các mặt hàng đa dạng, phong phú hơn năm trước. Chị Nhâm chia sẻ: “Tôi mua được mấy quả bầu, bí non và mấy ký cam, nhãn. Qua chợ phiên, tôi phát hiện ra trên địa bàn huyện bà con ta trồng được nhiều loại trái cây ngon, chất lượng; mỗi xã đều có sản phẩm đặc trưng riêng”.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kông Chro-cho biết: Huyện tổ chức chợ phiên nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông-lâm-thủy sản an toàn, đạt chứng nhận VietGAP có cơ hội quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng. Chợ phiên năm nay, huyện đã hỗ trợ chi phí tiền điện, tiền sạp hàng, tiền vệ sinh môi trường… Diện tích các sạp hàng cũng được mở rộng hơn năm ngoái, giúp người dân bố trí, trưng bày được nhiều sản phẩm hơn. Ngoài ra, huyện đã cử lực lượng Công an trực, bảo vệ an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra chợ phiên. “Sau 2 ngày diễn ra, chợ phiên đã thu hút trên 1.000 lượt người tới tham quan, mua sắm. Tổng doanh thu của 20 sạp hàng được hơn 200 triệu đồng”-ông Hưng thông tin thêm.
 AN PHÁT

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 sẽ được tổ chức ở khu vực Công viên Kpă Klơng (thị trấn Chư Sê). Ảnh: M.K

Sẵn sàng Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025

(GLO)- Hội chợ hoa xuân không chỉ tạo điều kiện cho các nhà vườn tiêu thụ sản phẩm mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân, du khách mỗi khi Tết đến xuân về. Chính vì vậy, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã tập trung triển khai các phương án nhằm tổ chức Hội chợ hoa Xuân Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi.

Khởi sắc Ia Mơ Nông

Khởi sắc Ia Mơ Nông

(GLO)- Tuy xuất phát điểm thấp, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đa số nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, diện mạo xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đang từng ngày khởi sắc.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.