Kông Chro: Hỗ trợ gia đình có công thoát nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng nhiều nguồn lực và triển khai đồng bộ các giải pháp, huyện Kông Chro, Gia Lai đã hỗ trợ hộ nghèo là người có công từng bước vươn lên trong cuộc sống. Đến nay, các gia đình người có công đã có đời sống ổn định, huyện không còn hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách, người có công.
Cuối năm 2017, huyện Kông Chro có 4.132 hộ nghèo, trong đó có 45 hộ nghèo là người có công (chiếm 0,4%) tập trung tại các xã: Yang Nam, Chơ Long, Ya Ma, Đak Tơ Pang, Sró, An Trung, Kông Yang, Yang Trung và Đak Song.
Ông Tạ Văn Chinh-Chủ tịch UBND xã Đak Song-cho hay: Toàn xã có 37 hộ người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Sau khi rà soát theo tiêu chí mới, cuối năm 2017, xã còn 7 hộ người có công thuộc diện nghèo. Với mục tiêu phấn đấu xóa các hộ nghèo là người có công trên địa bàn, xã đã giúp sửa chữa nhà cửa, làm hàng rào; giúp 95 ngày công để tăng gia sản xuất; tặng mỗi hộ 1 ti vi (tổng giá trị 17,5 triệu đồng); vận động Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro hỗ trợ người dân 600 cây keo trị giá là 7,2 triệu đồng. Ngoài ra, UBND huyện trao 7 sổ tiết kiệm cho các gia đình (10 triệu đồng/sổ); vận động vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kông Chro 25 triệu đồng/hộ để mua bò, cây trồng, phân bón vật tư sản xuất… Từ đó, tạo nguồn vốn giúp các hộ nghèo người có công phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
 Nhờ có sự giúp đỡ về vốn, gia đình ông Rinh (làng Krắc, xã Đak Song, huyện Kông Chro) đã phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: N.M
Nhờ có sự giúp đỡ về vốn, gia đình ông Rinh (làng Krắc, xã Đak Song, huyện Kông Chro) đã phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: N.M
Đầu năm 2018, UBND huyện Kông Chro tặng sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng cho gia đình ông Đinh Rinh (làng Krắc, xã Đak Song). Vay thêm 25 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, ông Rinh đã mua được 2 con bò sinh sản và đầu tư trồng hơn 3 ha mì. Đến nay, 2 con bò sắp đẻ bê con; hơn 6 sào mì đã thu hoạch, thu về 25 triệu đồng. Gia đình ông còn được Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro nhận đỡ đầu hỗ trợ giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc 2 ha keo, tặng 1 chiếc ti vi... Ông Rinh tâm sự: “Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi có hơn 3 năm tham gia dân công. Sau ngày giải phóng, tôi lập gia đình, phần vì đông con, phần vì thiếu kiến thức, vốn đầu tư nên dù chịu khó trồng trọt, chăn nuôi nhưng vẫn nghèo. Nhờ có sự giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền địa phương và Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Kông Chro mà gia đình tôi có vốn làm ăn phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2018, tôi đã thoát nghèo”.
Còn ông Đinh Denh-cựu chiến binh (cùng làng) thì kể: “Ngôi nhà sàn cha mẹ cho vợ chồng tôi đã xuống cấp, không biết sập lúc nào; nhà không có khu vệ sinh và giếng nước. Thấy vậy, các cấp chính quyền đã hỗ trợ 52 triệu đồng để gia đình tôi làm nhà, khu vệ sinh và giếng nước. Nhờ đó, gia đình tôi có nhà mới để ở, yên tâm làm ăn. Tôi đã trồng 4 ha mì, 1 ha keo. Tôi cũng được xã hướng dẫn đăng ký trồng thêm 5 sào cây điều ghép của Sở Khoa học và Công nghệ. Đến nay, gia đình tôi đã thoát nghèo”. 
Trao đổi với P.V, ông Trần Đình Phùng-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kông Chro-cho biết: Nhằm giúp đỡ 45 hộ nghèo là người có công vươn lên thoát nghèo, năm 2018, huyện Kông Chro đã triển khai đồng bộ các giải pháp trọng tâm, trọng điểm, đồng thời rà soát nhu cầu thực tế của từng gia đình để có hướng hỗ trợ đúng, đủ, kịp thời; tập trung hỗ trợ 45 hộ nghèo từ các nguồn xã hội hóa, các nguồn ngân sách cấp trên và các Chương trình 30a, 135, 102 được gần 1,7 tỷ đồng. Trong đó: hỗ trợ bằng sổ tiết kiệm 450 triệu đồng, hỗ trợ phân bón hơn 39 triệu đồng, cây giống trên 7 triệu đồng, con giống hơn 344 triệu đồng, nhà ở 290 triệu đồng, hỗ trợ vay vốn 545 triệu đồng và các chính sách khác hơn 47 triệu đồng.  
Song song với chính sách hỗ trợ, Huyện ủy, UBND huyện còn chỉ đạo cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận, các đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm; đẩy mạnh các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng và sửa chữa nhà ở cho người có công; tập trung nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, hỗ trợ triển khai thực hiện 24 tiểu dự án và 34 nhóm sinh kế giúp người dân tăng thu nhập... “Đến nay, trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo là người có công. Các gia đình đã có đời sống ổn định, yên tâm làm ăn phát triển kinh tế”-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Kông Chro khẳng định.
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

Tặng “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh

Tặng “Phòng tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh

(GLO)- Ngày 28-10, Chương trình “Phòng Tin học cho em” do Trung tâm tình nguyện Quốc gia (trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) triển khai phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh tặng 1 “Phòng Tin học cho em” tại Trường Tiểu học Đak Tơ Ver điểm trường làng Krăh (xã Đak Tơ Ver, huyện Chư Păh).

Buổi hiến máu thu hút đông đảo người dân huyện Ia Pa tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa tiếp nhận 316 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 28-10, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức hiến máu nhân đạo đợt 2 năm 2024.