Kon Dơng: Điểm sáng trong công tác Mặt trận cơ sở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả công tác, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Bà Đỗ Thị Hương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng (bìa trái) được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Bà Đỗ Thị Hương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng (bìa trái) được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mang Yang tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác năm 2023. Ảnh: Thanh Nhật

Bà Đỗ Thị Hương-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng-cho biết: “Những năm qua, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng đã triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.

Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn việc đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động. Tất cả 9 ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, tổ dân phố trên địa bàn đã được củng cố, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.

Thời gian qua, Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố 2 đã thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phối hợp tổ chức trồng hoa và cây xanh ở các tuyến đường; vận động người dân đóng góp làm sân bê tông nhà sinh hoạt cộng đồng với kinh phí 18 triệu đồng, lắp đặt 65 bóng điện thắp sáng ở 3 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 1.000 m, tổng kinh phí lắp đặt trên 48 triệu đồng… Hàng năm, tổ dân phố 2 có trên 95% hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, 5 năm liên tục giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”.

“Thị trấn Kon Dơng hiện có 3 làng dân tộc thiểu số gồm: Đê Ktu, Đê Kốp-Duol, Đê Hrel. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn và các đoàn thể tập trung triển khai cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Đồng thời, chú trọng vận động bà con dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống”-bà Hương thông tin thêm.

Mặt khác, MTTQ Việt Nam thị trấn còn phối hợp vận động các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo chung tay hỗ trợ các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn ổn định đời sống.

Từ năm 2021 đến nay, MTTQ Việt Nam thị trấn đã triển khai xây dựng 3 căn nhà cho hộ nghèo và sửa chữa 3 nhà cho hộ khó khăn; trao 8 mô hình sinh kế và hỗ trợ nhiều hộ nghèo và hộ cận nghèo để phát triển kinh tế. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của thị trấn giảm còn 3,95%, hộ cận nghèo còn 7,34%.

Ông Đinh Ư (làng Đê Ktu) cho hay: “Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, căn nhà cũ đã hư hỏng nặng. Gia đình tôi được Mặt trận hỗ trợ xây dựng lại căn nhà mới có diện tích gần 40 m2, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt. Tôi cảm ơn địa phương đã quan tâm giúp đỡ cho gia đình có nơi ở ổn định. Tôi sẽ cố gắng làm ăn để thoát nghèo”.

Trong vai trò là Trưởng ban Công tác Mặt trận và người có uy tín của làng Đê Hrel, ông Yơp đã tích cực vận động người dân tham gia lao động sản xuất để tăng thu nhập. Ông cùng Ban Công tác Mặt trận làng vận động người dân đổi công giúp nhau sản xuất được hơn 2.000 công; cùng với Chi hội Nông dân hướng dẫn bà con cách ủ phân chuồng để bón cho các loại cây trồng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.

“Đến nay, tổng diện tích lúa nước của bà con trong làng là 21,7 ha, trong đó, 15,2 ha lúa 2 vụ, 11,5 ha cà phê, 1,2 ha hồ tiêu, 7,5 ha rau màu”-ông Yơp phấn khởi nói.

Qua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, diện mạo làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Thanh Nhật

Qua thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, diện mạo làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) ngày càng khởi sắc. Ảnh: Thanh Nhật

Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị trấn cũng thường xuyên xây dựng, củng cố đội ngũ chức sắc, chức việc trong các tôn giáo. Đội ngũ này phối hợp với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tuyên truyền, vận động tín đồ thực hiện Luật Tín ngưỡng-Tôn giáo và các quy định pháp luật liên quan, đồng thời tham gia tích cực trong các phong trào do MTTQ địa phương phát động.

Tiêu biểu như chùa Minh Châu do Hòa thượng Thích Trí Thức trụ trì đã tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện và an sinh xã hội như: tặng máy lọc nước, sách vở, quần áo cho học sinh bán trú tại các xã: Đê Ar, Đăk Trôi, Kon Chiêng; tặng quà cho các hộ khó khăn tại thị trấn và một số xã.

Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Nguyễn Thị Thanh Nga nhận xét: “Hoạt động của MTTQ Việt Nam thị trấn Kon Dơng chuyển biến tích cực, đi vào chiều sâu, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, đã thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương ngày càng vững mạnh”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.