Kon Brung khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau 5 năm được các cơ quan, đơn vị phụ trách giúp đỡ, làng Kon Brung (xã Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước chuyển mình. Từ một ngôi làng nghèo khó, Kon Brung đã trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội của xã.
Làng Kon Brung có 313 hộ/1.567 khẩu, 100% là người Bahnar. Dân làng sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn; trình độ nhận thức còn hạn chế. Năm 2015, làng còn 37 hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 12 triệu đồng.
Trước thực tế đó, năm 2015, Ban Thường vụ Huyện ủy Mang Yang đã có quyết định phân công Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện phụ trách làng, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Ngay sau khi được phân công, Ban CHQS huyện đã triển khai cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực để hỗ trợ dân làng. 
Các cơ quan, đơn vị huyện Mang Yang ký kết giao ước thi đua giúp đỡ, hỗ trợ người dân làng Kon Brung. Ảnh: Ngọc Thu
Các cơ quan, đơn vị huyện Mang Yang ký kết giao ước thi đua giúp đỡ, hỗ trợ người dân làng Kon Brung. Ảnh: Ngọc Thu

Một trong những hộ được Ban CHQS huyện giúp đỡ là gia đình anh Bro. Nhà đông con, đất sản xuất lại cằn cỗi nên dù đầu tắt mặt tối, nhưng cái nghèo vẫn đeo bám hộ anh Bro. Năm 2018, anh được Ban CHQS huyện trao tặng 1 con bò cái sinh sản và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đến nay, con bò này đã đẻ 2 con bê. Gia đình anh đã vươn lên là hộ cận nghèo.

“Mình sẽ tiếp tục chăm sóc đàn bò để chúng mau lớn, đẻ nhiều con. Sau này, mình sẽ bán bớt bê để có vốn làm ăn, phấn đấu vươn lên thoát nghèo”-anh Bro phấn khởi cho hay.

Sau 5 năm được Ban CHQS huyện phụ trách giúp đỡ, làng Kon Brung đã có nhiều khởi sắc. Số hộ nghèo của làng giảm xuống còn 11 hộ, thu nhập bình quân đầu người hiện đạt gần 32 triệu đồng/năm.
Ông Trịnh Thanh Dũng-Chủ tịch UBND xã Ayun-cho biết: “Trong giai đoạn 2015-2020, Ban CHQS huyện đã giúp dân làng Kon Brung từng bước thay đổi nhận thức về sản xuất. Qua đó, người dân đã chăm lo làm ăn, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Đặc biệt, những tập tục lạc hậu tồn tại lâu nay trong làng đã dần được xóa bỏ. Hiện nay, làng Kon Brung được đánh giá là khá nhất trong 5 làng của xã”.
Đêm hội cồng chiêng ở làng Kon Brung. Ảnh: Ngọc Thu
Đêm hội cồng chiêng làng Kon Brung. Ảnh: Ngọc Thu

Phát huy những kết quả đã đạt được, mới đây, Ban CHQS huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã phối hợp với Đảng ủy xã Ayun và hệ thống chính trị làng Kon Brung khảo sát, nắm bắt thực trạng tình hình của làng. Trên cơ sở đó, các đơn vị đã tiến hành ký kết công tác phụ trách làng trong 5 năm (2021-2025).

Trung tá Đặng Quốc Văn-Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Mang Yang-cho hay: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ làng Kon Brung bằng các hoạt động thiết thực như làm mới sân bóng chuyền để bà con tập luyện thể dục thể thao; rà soát hộ chính sách có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ; quan tâm hỗ trợ kinh phí của đơn vị và vận động các nhà hảo tâm cùng chung tay giúp dân làng phát triển kinh tế. Chúng tôi cũng sẽ động viên cán bộ chiến sĩ, lực lượng vũ trang huyện tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, sẵn sàng giúp đỡ khi dân làng cần và cùng chính quyền địa phương vận động bà con chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng hành hỗ trợ của lực lượng vũ trang huyện, dân làng Kon Brung quyết tâm vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng làng vững mạnh về chính trị, phát triển về kinh tế, văn hóa-xã hội.
NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.